thuha19051234
Pearl
Khi già đi, hệ thống miễn dịch của chúng ta cũng bắt đầu suy giảm theo cách tự nhiên. Sự lão hóa hệ miễn dịch, được gọi là sự phát sinh miễn dịch, có thể là một phần quan trọng của các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác như ung thư, bệnh tim mạch, phản ứng kém hiệu quả của người cao tuổi với vắc xin.
Tuy nhiên, không phải tất cả các hệ thống miễn dịch đều già đi với tỷ lệ như nhau, một nghiên cứu mới được công bố đã phát hiện ra căng thẳng xã hội có liên quan đến các dấu hiệu lão hóa nhanh của hệ miễn dịch.
Gần đây, nhóm nghiên cứu cũng bắt đầu thu thập máu từ một mẫu của những người tham gia, đếm số lượng các loại tế bào miễn dịch khác nhau hiện có, bao gồm cả tế bào bạch cầu. Những tế bào này đóng vai trò trung tâm trong các phản ứng miễn dịch đối với virus, vi khuẩn và những loại xâm nhập khác. Đây cũng là lần đầu tiên thông tin chi tiết như vậy về các tế bào miễn dịch được thu thập trong một cuộc khảo sát quốc gia lớn.
Bằng cách phân tích dữ liệu từ 5.744 người tham gia HRS, những người vừa cung cấp máu vừa trả lời các câu hỏi khảo sát về căng thẳng, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người trải qua nhiều căng thẳng hơn có tỷ lệ tế bào T sơ khai thấp hơn - đây là loại tế bào tươi mới, cần thiết để chống lại những "kẻ xâm nhập" mới mà hệ thống miễn dịch chưa từng gặp phải trước đây. Chúng cũng có tỷ lệ cao hơn so với các tế bào T già hơn đã cạn kiệt khả năng chống lại thành phần xâm nhập mới, thay vào đó tạo ra các protein có thể làm tăng tình trạng viêm có hại. Những người có tỷ lệ tế bào T mới hơn thấp và tỷ lệ tế bào T cũ cao hơn có hệ thống miễn dịch già hơn so với những người còn lại.
Tuy nhiên, sau khi nhóm nghiên cứu kiểm soát chế độ ăn uống nghèo nàn và ít tập thể dục, mối liên hệ giữa căng thẳng và quá trình lão hóa miễn dịch nhanh đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy rằng việc cải thiện những hành vi sức khỏe này có thể giúp bù đắp những nguy cơ liên quan đến căng thẳng. Tương tự, sau khi tính toán khả năng tiếp xúc với cytomegalovirus (CMV) - một loại virus phổ biến, thường không có triệu chứng được biết là làm tăng tốc độ lão hóa miễn dịch, nhóm nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và lão hóa tế bào miễn dịch đã giảm đi.
Trong khi CMV thường không hoạt động trong cơ thể, thì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng căng thẳng có thể khiến CMV bùng phát và buộc hệ thống miễn dịch phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để ngăn chặn virus tái hoạt động. Việc kiểm soát nhiễm trùng lâu dài có thể sử dụng hết nguồn cung cấp tế bào T còn non và dẫn đến các tế bào T cạn kiệt hơn lưu thông khắp cơ thể và gây ra chứng viêm mãn tính, một nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra bệnh liên quan đến tuổi tác.
Điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu dịch tễ học không thể hoàn toàn thiết lập nguyên nhân và kết quả. Cần có thêm những nghiên cứu để xác nhận xem liệu giảm căng thẳng hoặc thay đổi lối sống có dẫn đến cải thiện quá trình lão hóa miễn dịch hay không. Đồng thời, cũng để hiểu rõ hơn về cách căng thẳng, các mầm bệnh tiềm ẩn như cytomegalovirus tương tác để gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Nhóm nghiên cứu nói trên cũng đang kiểm tra xem những yếu tố này và các yếu tố khác như nghịch cảnh thời thơ ấu ảnh hưởng đến quá trình lão hóa miễn dịch theo thời gian như thế nào.
>>> Nhóm máu cũng liên quan tới các bệnh tim mạch.
Nguồn sciencealert
Tuy nhiên, không phải tất cả các hệ thống miễn dịch đều già đi với tỷ lệ như nhau, một nghiên cứu mới được công bố đã phát hiện ra căng thẳng xã hội có liên quan đến các dấu hiệu lão hóa nhanh của hệ miễn dịch.
Stress và tăng sinh miễn dịch
Để hiểu vì sao những người cùng độ tuổi lại có thể có "tuổi" hệ miễn dịch khác nhau, nhóm các nhà nghiên cứu đã xem xét nguồn dữ liệu từ Nghiên cứu Sức khỏe và Hưu trí (HRS) - một cuộc khảo sát đại diện trên toàn quốc về người trưởng thành trên 50 tuổi ở Mỹ. Những người tham gia được hỏi về các loại căng thẳng khác nhau đã trải qua. Bao gồm những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như mất việc làm; bị đối xử bất công hoặc bị từ chối chăm sóc; chấn thương nặng trong đời; một thành viên trong gia đình bị bệnh nặng đe dọa tính mạng; căng thẳng mãn tính vấn đề liên quan tài chính...Bằng cách phân tích dữ liệu từ 5.744 người tham gia HRS, những người vừa cung cấp máu vừa trả lời các câu hỏi khảo sát về căng thẳng, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người trải qua nhiều căng thẳng hơn có tỷ lệ tế bào T sơ khai thấp hơn - đây là loại tế bào tươi mới, cần thiết để chống lại những "kẻ xâm nhập" mới mà hệ thống miễn dịch chưa từng gặp phải trước đây. Chúng cũng có tỷ lệ cao hơn so với các tế bào T già hơn đã cạn kiệt khả năng chống lại thành phần xâm nhập mới, thay vào đó tạo ra các protein có thể làm tăng tình trạng viêm có hại. Những người có tỷ lệ tế bào T mới hơn thấp và tỷ lệ tế bào T cũ cao hơn có hệ thống miễn dịch già hơn so với những người còn lại.
Tuy nhiên, sau khi nhóm nghiên cứu kiểm soát chế độ ăn uống nghèo nàn và ít tập thể dục, mối liên hệ giữa căng thẳng và quá trình lão hóa miễn dịch nhanh đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy rằng việc cải thiện những hành vi sức khỏe này có thể giúp bù đắp những nguy cơ liên quan đến căng thẳng. Tương tự, sau khi tính toán khả năng tiếp xúc với cytomegalovirus (CMV) - một loại virus phổ biến, thường không có triệu chứng được biết là làm tăng tốc độ lão hóa miễn dịch, nhóm nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và lão hóa tế bào miễn dịch đã giảm đi.
Trong khi CMV thường không hoạt động trong cơ thể, thì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng căng thẳng có thể khiến CMV bùng phát và buộc hệ thống miễn dịch phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để ngăn chặn virus tái hoạt động. Việc kiểm soát nhiễm trùng lâu dài có thể sử dụng hết nguồn cung cấp tế bào T còn non và dẫn đến các tế bào T cạn kiệt hơn lưu thông khắp cơ thể và gây ra chứng viêm mãn tính, một nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra bệnh liên quan đến tuổi tác.
Làm rõ hơn về quá trình lão hóa miễn dịch
Nghiên cứu trên đã giúp làm rõ mối liên quan giữa căng thẳng xã hội và quá trình lão hóa miễn dịch nhanh hơn. Nó cũng nêu bật những cách tiềm năng để làm chậm quá trình lão hóa miễn dịch, chẳng hạn thay đổi cách mọi người đối phó với căng thẳng, cải thiện hành vi lối sống như chế độ ăn uống, hút thuốc và tập thể dục. Việc phát triển vắc-xin cytomegalovirus hiệu quả cũng có thể giúp giảm bớt sự lão hóa của hệ thống miễn dịch.Điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu dịch tễ học không thể hoàn toàn thiết lập nguyên nhân và kết quả. Cần có thêm những nghiên cứu để xác nhận xem liệu giảm căng thẳng hoặc thay đổi lối sống có dẫn đến cải thiện quá trình lão hóa miễn dịch hay không. Đồng thời, cũng để hiểu rõ hơn về cách căng thẳng, các mầm bệnh tiềm ẩn như cytomegalovirus tương tác để gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Nhóm nghiên cứu nói trên cũng đang kiểm tra xem những yếu tố này và các yếu tố khác như nghịch cảnh thời thơ ấu ảnh hưởng đến quá trình lão hóa miễn dịch theo thời gian như thế nào.
>>> Nhóm máu cũng liên quan tới các bệnh tim mạch.
Nguồn sciencealert