Mỹ đang muốn vén màn bí mật 800 tỷ USD bên trong chiếc xe hơi

TienCM

Pearl
Cơ quan Bảo vệ Quyền riêng tư California (CPPA) ở Mỹ vừa mở cuộc điều tra về cách các nhà sản xuất ô tô sử dụng dữ liệu thu thập được từ những chiếc ô tô kết nối, theo iFixit.
Sử dụng Đạo luật về quyền riêng tư của người tiêu dùng California năm 2018 cho phép người dân California có quyền biết những dữ liệu mà các doanh nghiệp đang thu thập, cơ quan này muốn tìm hiểu những dữ liệu mà các nhà sản xuất ô tô và các công ty khác đang thu thập từ hàng chục triệu tài xế trong tiểu bang.
Mỹ đang muốn vén màn bí mật 800 tỷ USD bên trong chiếc xe hơi
Cuộc chiến về dữ liệu phương tiện về cơ bản là một câu hỏi về quyền sở hữu. Các công ty ô tô muốn tận dụng dữ liệu được tạo ra từ các phương tiện hiện đại có nhiều cảm biến, yêu cầu quyền đối với dữ liệu như một phần của thỏa thuận cấp phép phần mềm phức tạp mà chủ sở hữu ô tô phải đồng ý để vận hành phương tiện.
Những người ủng hộ chủ sở hữu phương tiện tin rằng chủ sở hữu phương tiện có thể truy cập dữ liệu đó và chủ sở hữu cũng có thể chọn không cho thu thập và theo dõi dữ liệu nếu muốn. Khi các hệ thống cảm biến ngày càng được tích hợp vào việc chẩn đoán và sửa chữa xe, chủ sở hữu xe sẽ thấy mình ngày càng không thể sửa chữa trừ khi các hệ thống này trở nên cởi mở hơn.

Bí mật 800 tỷ USD

Điều chắc chắn là dữ liệu từ các phương tiện mang lại cho các công ty rất nhiều tiền. Theo báo cáo của CapGemini, dữ liệu được thu thập từ ô tô được dự đoán có giá trị lên tới 800 tỷ USD vào năm 2030.
Mỹ đang muốn vén màn bí mật 800 tỷ USD bên trong chiếc xe hơi
Đây là cách mà dữ liệu từ ô tô tạo ra giá trị hàng trăm tỷ đô: Các nhà sản xuất ô tô thu thập dữ liệu của người lái xe, đóng gói và bán cho những người muốn truy cập dữ liệu đó - từ công ty bảo hiểm đến các công ty làm các hệ thống thông tin giải trí cho xe hơi. Các doanh nghiệp mua dữ liệu sẽ sử dụng dữ liệu đó để cải thiện các dịch vụ như chỉ đường, âm nhạc và ứng dụng của bên thứ ba được thiết kế để hoạt động bên trong các xe ô tô.
Cả công ty ô tô và người mua dữ liệu dường như đều nhận được nhiều giá trị từ việc theo dõi thói quen của người lái xe. Thế nhưng, các tài xế lại không có lợi ích gì bởi họ không có quyền truy cập vào dữ liệu trên xe ô tô và cũng không biết những loại dữ liệu gì được thu thập. Theo báo cáo của CapGemini, 82% số người tham gia khảo sát cho biết họ không biết phương tiện của mình truyền tải dữ liệu gì.
Bằng cách giữ cho người tiêu dùng không biết về dữ liệu và cách thức hoạt động của dữ liệu trên ô tô, các công ty ô tô có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho những người mua dữ liệu của họ cùng với một khoản tiền thu về từ dữ liệu đó.
Ví dụ như Tesla đã bị phát hiện “gian lận” các chỉ số trên bảng điều khiển trên ô tô điện của mình để đưa ra những dự đoán “màu hồng” về quãng đường mà chủ sở hữu có thể lái trước khi cần sạc lại. Trong các trường hợp khác, các nhà sản xuất ô tô sử dụng quyền kiểm soát độc quyền của họ đối với hệ thống công nghệ trên xe để khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn hoặc hạn chế việc sử dụng các bộ phận không phải chính hãng, buộc chủ sở hữu phải trả phí cao. Vào tháng 11 năm ngoái, Tesla bị cáo buộc đã cấu hình phần mềm để vô hiệu hóa “chế độ xe moóc” được thiết kế để vận hành những chiếc sedan Model Y nếu chủ sở hữu gắn rơ móc không phải của Tesla vào xe.
Vậy ai nên sở hữu dữ liệu đó? Đó là một câu hỏi không chỉ với ngành ô tô. Ở lĩnh vực công nghệ, khi bạn đến phòng tập thể dục với chiếc Apple Watch trên tay hoặc mang iPhone đi dạo hàng ngày, bạn đang bị theo dõi. Khi bạn cuộn, thích và đăng nội dung trên các ứng dụng mạng xã hội, bạn đang tạo ra giá trị cho các công ty đang sử dụng thông tin đó để giữ bạn tương tác với dịch vụ của họ. Ngoài ra, họ có thể xây dựng một hồ sơ về bạn dựa trên dữ liệu của bạn và bán nó cho các nhà quảng cáo, những người sẽ sử dụng nó để tiếp thị các sản phẩm đến bạn.
Với bộ luật về quyền riêng tư dữ liệu của tiểu bang, cơ quan quản lý quyền riêng tư của California hiện đang tìm cách bóc vỏ cho ngành công nghiệp hầu như chưa được khám phá này.
Cuộc chiến về quyền sở hữu và quyền truy cập dữ liệu trên xe ô tô cũng không chỉ giới hạn ở California. Đạo luật liên bang về quyền sửa chữa (REPAIR Act) của Mỹ được đề xuất sẽ quốc hữu hóa quyền truy cập vào dữ liệu sửa chữa phương tiện, bao gồm cả dữ liệu viễn thông (telematics), phù hợp với luật của tiểu bang Massachusetts được thông qua vào năm 2013 và được cập nhật vào năm 2020.
Trong thời gian chờ đợi, cuộc điều tra của California có thể sẽ phơi bày sự thật về ngành công nghiệp dữ liệu ô tô được kết nối đã mang lại nguồn lợi thế nào cho các hãng sản xuất và những mánh khóe để đẩy giá sửa chữa, thay thế linh kiện lên cao.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top