Trong mắt chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, công nghệ là trọng tâm chiến lược ứng phó với Trung Quốc.
Bản báo cáo mới nhất của Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo (NSCAI) khẳng định việc duy trì sự thống trị ở lĩnh vực này là một khoản đầu tư cần thiết, đồng thời sẽ mang lại vị thế thống trị cho chính quyền Tổng thống Biden.
Giới phân tích đánh giá bản báo cáo của NSCAI mang màu sắc khẩn cấp, vì hiện nay họ cho rằng Mỹ không còn vượt trội Trung Quốc trong các lĩnh vực nêu trên.
Cựu giám đốc Google Eric Schmidt, hiện là chủ tịch NSCAI, khẳng định Mỹ đang "hơn Trung Quốc 1 hoặc 2 năm, chứ không phải 5 hay 10 năm", và rằng "Trung Quốc đang tiến xa hơn trong nhiều mảng, ví dụ công nghệ nhận diện khuôn mặt".
Phó chủ tịch Robert Work, cựu thứ trưởng quốc phòng, trong khi đó cảnh báo đây là cuộc đầu tư đắt đỏ và đòi hỏi sự thay đổi đáng kể về tư duy ở các tầm quốc gia, cơ quan và nội các.
Và nếu không tăng tốc về AI, quân đội Mỹ sẽ đánh mất thế mạnh tiến bộ công nghệ trong thập niên tới. "Mỹ cần sự lãnh đạo của Nhà Trắng, hành động của nội các và sự ủng hộ lưỡng đảng ở Quốc hội để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh AI cũng như các vấn đề công nghệ rộng hơn", ông nói.
Báo cáo của NSCAI phản ánh sự quan tâm rất lớn của giới làm chính sách Mỹ vào lĩnh vực công nghệ, khi đề cập tới cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Chính quyền ông Biden hiện nay được cho cũng tìm thấy điểm chung về phương hướng với người tiền nhiệm Donald Trump trong "cuộc chiến công nghệ" chống lại Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg nhận xét ông Biden đang đặt trọng tâm chiến lược châu Á vào lĩnh vực AI, bán dẫn và các thế hệ mạng tiếp theo như 5G.
Theo đó, chính quyền đương nhiệm đang tìm cách tập hợp nguồn lực mà các quan chức của họ gọi là "nền dân chủ công nghệ" để chống lại Trung Quốc và các "nền ******* công nghệ" khác.
Bản báo cáo mới nhất của Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo (NSCAI) khẳng định việc duy trì sự thống trị ở lĩnh vực này là một khoản đầu tư cần thiết, đồng thời sẽ mang lại vị thế thống trị cho chính quyền Tổng thống Biden.
Cựu giám đốc Google Eric Schmidt, hiện là chủ tịch NSCAI, khẳng định Mỹ đang "hơn Trung Quốc 1 hoặc 2 năm, chứ không phải 5 hay 10 năm", và rằng "Trung Quốc đang tiến xa hơn trong nhiều mảng, ví dụ công nghệ nhận diện khuôn mặt".
Phó chủ tịch Robert Work, cựu thứ trưởng quốc phòng, trong khi đó cảnh báo đây là cuộc đầu tư đắt đỏ và đòi hỏi sự thay đổi đáng kể về tư duy ở các tầm quốc gia, cơ quan và nội các.
Và nếu không tăng tốc về AI, quân đội Mỹ sẽ đánh mất thế mạnh tiến bộ công nghệ trong thập niên tới. "Mỹ cần sự lãnh đạo của Nhà Trắng, hành động của nội các và sự ủng hộ lưỡng đảng ở Quốc hội để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh AI cũng như các vấn đề công nghệ rộng hơn", ông nói.
Báo cáo của NSCAI phản ánh sự quan tâm rất lớn của giới làm chính sách Mỹ vào lĩnh vực công nghệ, khi đề cập tới cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Chính quyền ông Biden hiện nay được cho cũng tìm thấy điểm chung về phương hướng với người tiền nhiệm Donald Trump trong "cuộc chiến công nghệ" chống lại Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg nhận xét ông Biden đang đặt trọng tâm chiến lược châu Á vào lĩnh vực AI, bán dẫn và các thế hệ mạng tiếp theo như 5G.
Theo đó, chính quyền đương nhiệm đang tìm cách tập hợp nguồn lực mà các quan chức của họ gọi là "nền dân chủ công nghệ" để chống lại Trung Quốc và các "nền ******* công nghệ" khác.