yesterdaybt85
Pearl
Theo dữ liệu công khai do UNICEF tổng hợp, Mỹ là nhà tài trợ vắc xin Covid-19 lớn nhất toàn cầu - vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh.
CNBC cho biết UNICEF là cơ quan của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về bảo vệ và phát triển trẻ em. Họ cũng quản lý việc cung cấp vắc xin Covid cho sáng kiến COVAX, nhằm mục đích chia sẻ liều lượng với các quốc gia có thu nhập thấp hơn.
Cơ quan này đã thống kê dữ liệu về vắc xin Covid được các nước tài trợ từ các thông tin công khai (có thể không khớp với mức tài trợ thực tế của các quốc gia kể trên).
Tuy nhiên, dữ liệu cung cấp một cái nhìn thoáng qua về hoạt động tài trợ vắc xin khi các nước giàu dẫn đầu trong việc tiêm chủng, trong khi nhiều quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho công dân của họ.
Dữ liệu cho thấy châu Á nằm trong số những nước nhận được nhiều tài trợ vắc xin Covid nhất. Bangladesh, Philippines, Indonesia và Pakistan đã nhận được hơn 10 triệu liều cho mỗi nước.
Trong báo cáo gần nhất vào tháng 5, ủy ban độc lập khuyến nghị các quốc gia có thu nhập cao phân phối lại ít nhất một tỷ liều vắc xin Covid cho các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình (tính đến ngày 1/9) và một tỷ liều khác vào giữa năm 2022.
Hai trong số các nhà dịch tễ học hàng đầu của WHO hôm thứ Ba đã lên án các quốc gia giàu có, vì hành vi tích trữ lượng vắc-xin Covid quá mức cần thiết. Họ cho rằng những hành động như vậy đang làm cho đại dịch kéo dài hơn.
Một nghiên cứu của công ty phân tích Airfinity cho rằng các quốc gia giàu có đã mua nhiều vắc xin Covid hơn mức họ cần. Mỹ, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản sẽ dư thừa hơn 1,2 tỷ liều vào năm 2021 sau khi tiêm chủng cho tất cả những người đủ điều kiện và thực hiện các mũi tiêm tăng cường.
Nhưng có khoảng 50 quốc gia trên toàn cầu chưa hoàn thành tiêm mũi vắc xin đầu tiên cho 10% dân số. Nhiều nước trong số này ở châu Phi (theo dữ liệu của Our World in Data).
Dữ liệu cho thấy, châu Phi là khu vực đã tiêm phòng cho 5,5% dân số, mức thấp nhất toàn cầu.
Các chuyên gia, bao gồm cả nhà dịch tễ học nổi tiếng Larry Brilliant cho rằng cần phải tiêm chủng rộng rãi hơn để hạn chế các biến thể virus corona mới và chấm dứt đại dịch toàn cầu.
Ngoài những lo lắng về sức khỏe, sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho người dân toàn cầu có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2025 (theo ước tính của Economist Intelligence Unit). Công ty tư vấn cho biết các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu 2/3 chi phí đó.
Nguồn: CNBC
Cơ quan này đã thống kê dữ liệu về vắc xin Covid được các nước tài trợ từ các thông tin công khai (có thể không khớp với mức tài trợ thực tế của các quốc gia kể trên).
Tuy nhiên, dữ liệu cung cấp một cái nhìn thoáng qua về hoạt động tài trợ vắc xin khi các nước giàu dẫn đầu trong việc tiêm chủng, trong khi nhiều quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho công dân của họ.
Lượng vắc xin tài trợ vẫn thiếu hụt
Dữ liệu cho thấy, Mỹ đã tặng và phân phối hơn 114 triệu liều vắc xin Covid cho khoảng 80 quốc gia đang phát triển, tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Theo dữ liệu, con số này gấp ba lần con số 34 triệu liều mà Trung Quốc đã tài trợ cho các nước (theo dữ liệu UNICEF tổng hợp).Trong báo cáo gần nhất vào tháng 5, ủy ban độc lập khuyến nghị các quốc gia có thu nhập cao phân phối lại ít nhất một tỷ liều vắc xin Covid cho các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình (tính đến ngày 1/9) và một tỷ liều khác vào giữa năm 2022.
Một nghiên cứu của công ty phân tích Airfinity cho rằng các quốc gia giàu có đã mua nhiều vắc xin Covid hơn mức họ cần. Mỹ, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Canada và Nhật Bản sẽ dư thừa hơn 1,2 tỷ liều vào năm 2021 sau khi tiêm chủng cho tất cả những người đủ điều kiện và thực hiện các mũi tiêm tăng cường.
Sự bất bình đẳng về vắc xin
WHO đã đặt mục tiêu giúp mọi quốc gia tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng này, trước khi nâng con số đó lên ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.Nhưng có khoảng 50 quốc gia trên toàn cầu chưa hoàn thành tiêm mũi vắc xin đầu tiên cho 10% dân số. Nhiều nước trong số này ở châu Phi (theo dữ liệu của Our World in Data).
Các chuyên gia, bao gồm cả nhà dịch tễ học nổi tiếng Larry Brilliant cho rằng cần phải tiêm chủng rộng rãi hơn để hạn chế các biến thể virus corona mới và chấm dứt đại dịch toàn cầu.
Ngoài những lo lắng về sức khỏe, sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho người dân toàn cầu có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2025 (theo ước tính của Economist Intelligence Unit). Công ty tư vấn cho biết các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu 2/3 chi phí đó.
Nguồn: CNBC