Mỹ muốn loại bỏ CO2 ra khỏi không khí

Cùng với những nỗ lực phản ánh của các đại biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow (Scotland), thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu về những thảm họa có thể xảy ra do vấn đề ấm lên toàn cầu. Bên cạnh đó một số quốc gia và những tập đoàn lớn cũng đang chuyển sang sử dụng những công nghệ mới nhằm loại bỏ khí các-bon ra khỏi bầu không khí.
Mỹ muốn loại bỏ CO2 ra khỏi không khí
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã công bố một kế hoạch mới, rất táo bạo, để tạo ra công nghệ loại bỏ carbon dioxide (CDR), khá tiết kiệm chi phí và thậm chỉ có thể được mở rộng phạm vi cùng sáng kiến “Carbon Negative Shot”.
Thông qua sáng kiến này, các cơ quan cũng tìm cách giảm chi phí cho việc triển khai công nghệ hút carbon trong không khí, xuống một mức đáng kể trong thập kỷ này.

Một địa ngục với vấn đề ô nhiễm CO2

Theo DOE, việc cô lập một gigaton carbon dioxide tương đương với việc loại bỏ ô nhiễm từ khoảng 250 triệu phương tiện thải ra (toàn bộ đội xe tải nhẹ của Hoa Kỳ). Tuy nhiên, các công nghệ CDR vẫn đang trong giai đoạn phát triển khá ban đầu nên có những rào cản đáng kể trước khi DOE có thể triển khai được.
CDR là một bộ các chiến lược nhằm mục đích giảm CO2 để giữ không làm tăng nhiệt độ khí quyển. Những tài nguyên sẵn có trong thiên nhiên, chẳng hạn như các loại cây cối và thực vật nói chúng sẽ giúp hút CO2 ra khỏi không khí. Ngoài ra còn có công nghệ “thu nhận không khí trực tiếp” bắt chước quy trình sử dụng máy hút carbon, nhưng công nghệ này vẫn chưa được triển khai ở quy mô lớn.
Để giảm thiểu việc ô nhiễm do nhiệt tăng, Hoa Kỳ sẽ cần các nhà máy thu nhận không khí trực tiếp quy mô lớn. Hiện nhà máy thu khí trực tiếp lớn nhất đã đi vào hoạt động ở Iceland vào đầu năm nay, nhưng chỉ có thể xử lý 4.000 tấn carbon dioxide hàng năm. Con số này gần tương đương với lượng khí thải từ 790 phương tiện chở khách trong một năm. Tính đến nay chỉ có 19 nhà máy thu khí trực tiếp trên khắp thế giới, và chúng chỉ có khả năng thu được một phần rất nhỏ so với mục tiêu của DOE.

Chi phí là một lý do khiến công nghệ không thể tiến xa

Microsoft phải trả khoảng 600 đô la cho mỗi tấn CO2 mà nhà máy Iceland thu được, bởi họ đã bơm ra tương đương 11.164.000 tấn carbon dioxide trong năm 2020. Như vậy là 600 đô la cho một tấn, Microsoft cần phải trả gần 6,7 tỷ đô la để loại bỏ ô nhiễm trong một năm.
Tuy nhiên chi phí cũng không phải là thách thức duy nhất, các nhà máy thu khí trực tiếp sử dụng bộ lọc hoặc dung dịch hóa học để hút CO2. Để có thể giải phóng lượng CO2 bị mắc két trong không khí và cho chúng vào một nơi lưu trữ an toàn, các bộ lọc hoặc dung dịch hóa chất cần được làm nóng đến nhiệt độ rất cao - từ 100 đến 900 độ C. Điều này lại yêu cầu một lượng năng lượng vô cùng lớn.
Theo một nghiên cứu đã được tiến hành năm 2019 được công bố trên tạp chí Nature Communications, các cỗ máy hút carbon ra khỏi không khí có thể sử dụng tới một phần tư năng lượng toàn cầu vào năm 2100. Nếu năng lượng đó đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nó lại tạo ra những hệ quả tiêu cực ngược lại. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều khó khăn về kỹ thuật để sử dụng các dạng năng lượng tái tạo hoàn toàn cho công nghệ thu nhận không khí trực tiếp bằng dung dịch hóa học. Đó cũng là lý do DOE cho biết trong thông báo rằng họ muốn đảm bảo rằng "lượng khí thải được tạo ra khi vận hành và xây dựng công nghệ loại bỏ cần được tính đến".
DOE cũng đang hướng tới việc đảm bảo các nơi lưu trữ CO2, nơi có thể kiểm soát nó trong ít nhất 100 năm, hoặc thậm chí lâu hơn nữa để nhằm tránh cho nhân loại khỏi các khủng hoảng khí hậu. Tại nhà máy ở Iceland, CO2 được bơm dưới lòng đất, những công ty tham gia dự án cho biết nó có thể được lưu trữ trong các khối đá hàng nghìn năm. Iceland hoạt động nhiều trên mặt núi lửa có đá bazan tương đối trẻ và xốp, lý tưởng cho loại hình lưu trữ này.

Sẽ tốn hàng tỷ đô la cho các đường đống và cơ sở hạ tầng lưu trữ Carbon

Hoa Kỳ cũng sẽ cần vận chuyển khí Carbon thông qua các đường ống đến các địa điểm phù hợp. Dự luật cơ sở hạ tầng của chính quyền Biden đang tiến gần đến cuộc bỏ phiếu cuối cùng với hàng tỷ đô la cho các đường ống này và 3,5 tỷ đô la cho 4 trung tâm thu nhận theo đường hàng không trực tiếp. Điều này cũng khiên một số cơ quan về môi trường về sự cố vỡ đường ống, giống vụ việc ảnh hưởng đến người da đen ở Mississippi vào năm ngoái. Đặc biệt nếu ở nồng độ cao, carbon dioxide là một chất gây ngạt nguy hiểm.
Bất chấp những thách thức này, các nhà khoa học hàng đầu về khí hậu đã làm việc với Liên hợp quốc, nhằm đưa việc loại bỏ carbon vào lộ trình hạn chế khủng hoảng khí hậu ở mức độ có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, việc này lại bị chỉ trích từ một số nhà nghiên cứu khác, họ coi việc loại bỏ carbon là một sự phân tâm khỏi việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Ngay cả những chuyên gia tỏ vẻ lạc quan về tương lại của công nghệ cũng cảnh báo, đây chỉ là một giải pháp tạm thời trong bất kỳ kế hoạch chống biến đổi khí hậu nào.
David Morrow, giám đốc nghiên cứu tại Viện Luật và Chính sách Loại bỏ Carbon tại Đại học Mỹ, nói với TheVerge vào tháng 9 khi nhà máy Iceland chính thức đi vào hoạt động rằng: “Đó là một chất bổ sung có thể giúp chúng ta giảm thiểu biến đổi khí hậu. Nhưng nó không thể thay thế cho việc cắt giảm lượng khí thải."
Mỹ - một quốc gia gây ô nhiễm CO2 lớn thứ hai thế giới, vẫn cần tập trung chủ yếu vào việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch để có thể ngăn chặn phát thải khí nhà kính ngay từ đầu.
Nguồn: The Verge
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top