Chính quyền Joe Biden hôm qua (7/10) đã công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, trong đó đáng chú ý nhất là cắt Trung Quốc khỏi khả năng tiếp cận các chip bán dẫn được chế tạo bằng thiết bị Mỹ, hướng đến làm chậm tiến bộ công nghệ và quân sự của Bắc Kinh.
Các biện pháp, một số có hiệu lực ngay lập tức, được xây dựng dựa trên bộ quy tắc hạn chế đã được gửi đến những nhà sản xuất công cụ hàng đầu ở Mỹ như KLA Corp (KLAC.O), Lam Research Corp (LRCX.O) và Applied Materials Inc (AMAT.O) theo dạng lá thư vào đầu năm nay. Thư yêu cầu nhóm đơn vị này phải ngừng cung cấp thiết bị đến tất cả nhà máy sản xuất chip tiên tiến thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Loạt biện pháp trên có thể gây ra ảnh hưởng lớn cho chính sách vận chuyển công nghệ của Mỹ đến Trung Quốc từ những năm 1990. Nếu hiệu quả, họ có thể đẩy sức phát triển của ngành sản xuất chip Trung Quốc lùi lại nhiều năm, bằng cách ép công ty Mỹ cùng những nước khác, vốn đang sử dụng công nghệ Mỹ, phải cắt bỏ hỗ trợ cho một số nhà thiết kế chip và nhà máy dẫn đầu tại đất nước tỷ dân.
Trong một cuộc họp báo ngắn với phóng viên vào thứ 5, các quan chức chính phủ cấp cao cho biết bộ quy tắc là để ngăn cản những công ty nước ngoài bán chip tiên tiến cho Trung Quốc hoặc cung cấp cho họ công cụ để tự làm chip nội địa. Tuy nhiên, một số quan chức cũng thừa nhận rằng họ vẫn chưa có bất kỳ lời đảm bảo sẽ làm theo nào của các quốc gia đồng minh, ngay cả những buổi thảo luận liên quan cũng không chắc sẽ có.
"Chúng tôi nhận ra rằng các biện pháp kiểm soát đơn phương mà chúng tôi đang áp dụng sẽ mất hiệu lực theo thời gian nếu các quốc gia khác không tham gia với chúng tôi", một quan chức cho biết. “Và chúng tôi cũng có thể gây tổn hại đến vị thế dẫn đầu của công nghệ Mỹ nếu họ không thực hiện những biện pháp kiểm soát tương tự”.
Động cơ đằng sau hành động mở rộng quyền lực Mỹ lên ngành xuất khẩu máy móc đến Trung Quốc dựa trên sự mở rộng của cái gọi là "quy tắc sản phẩm trực tiếp ở nước ngoài". Nó trước đây được mở rộng để chính quyền Mỹ có thể kiểm soát xuất khẩu của ngành chip chế tạo ở nước ngoài, điển hình như Huawei Technologies Co Ltd (HWT.UL) thuộc Trung Quốc, sau đó là ngăn chặn xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga sau khi nước này giao tranh với Ukraine.
Trước đó, vào thứ Sáu, Mỹ đã thêm nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu của Trung Quốc YMTC cùng 30 công ty khác vào danh sách những công ty mà quan chức Mỹ không thể kiểm tra, điều này khiến căng thẳng với Bắc Kinh ngày càng leo thang.
Danh sách “chưa xác minh” chính là bước đệm quan trọng để thiết lập danh sách đen về kinh tế, nhưng các công ty nếu tuân thủ quy tắc của Mỹ có thể được loại khỏi danh sách trên. Vào hôm qua, chính phủ Mỹ đã “hồi sinh” 9 cái tên, bao gồm cả Wuxi Biologics của Trung Quốc, công ty sản xuất các thành phần cho vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca (AZN.L).
Bộ quy tắc mới cũng sẽ giới hạn nghiêm trọng xuất khẩu thiết bị của Mỹ đến những nhà sản xuất chip nhớ Trung Quốc, đồng thời chính thức hóa những bức thư gửi đến Nvidia Corp (NVDA.O) và Advanced Micro Devices Inc (AMD), trong đó yêu cầu hạn chế vận chuyển đến Trung Quốc loại chip được sử dụng trong hệ thống siêu máy tính mà nhiều quốc gia trên thế giới dựa vào để phát triển vũ khí hạt nhân và những công nghệ quân sự khác.
>>>Đây là camera "siêu to, siêu khổng lồ" lớn nhất thế giới hiện nay, chụp ra ảnh 3200MP
Nguồn: Reuters
Loạt biện pháp trên có thể gây ra ảnh hưởng lớn cho chính sách vận chuyển công nghệ của Mỹ đến Trung Quốc từ những năm 1990. Nếu hiệu quả, họ có thể đẩy sức phát triển của ngành sản xuất chip Trung Quốc lùi lại nhiều năm, bằng cách ép công ty Mỹ cùng những nước khác, vốn đang sử dụng công nghệ Mỹ, phải cắt bỏ hỗ trợ cho một số nhà thiết kế chip và nhà máy dẫn đầu tại đất nước tỷ dân.
Trong một cuộc họp báo ngắn với phóng viên vào thứ 5, các quan chức chính phủ cấp cao cho biết bộ quy tắc là để ngăn cản những công ty nước ngoài bán chip tiên tiến cho Trung Quốc hoặc cung cấp cho họ công cụ để tự làm chip nội địa. Tuy nhiên, một số quan chức cũng thừa nhận rằng họ vẫn chưa có bất kỳ lời đảm bảo sẽ làm theo nào của các quốc gia đồng minh, ngay cả những buổi thảo luận liên quan cũng không chắc sẽ có.
"Chúng tôi nhận ra rằng các biện pháp kiểm soát đơn phương mà chúng tôi đang áp dụng sẽ mất hiệu lực theo thời gian nếu các quốc gia khác không tham gia với chúng tôi", một quan chức cho biết. “Và chúng tôi cũng có thể gây tổn hại đến vị thế dẫn đầu của công nghệ Mỹ nếu họ không thực hiện những biện pháp kiểm soát tương tự”.
Động cơ đằng sau hành động mở rộng quyền lực Mỹ lên ngành xuất khẩu máy móc đến Trung Quốc dựa trên sự mở rộng của cái gọi là "quy tắc sản phẩm trực tiếp ở nước ngoài". Nó trước đây được mở rộng để chính quyền Mỹ có thể kiểm soát xuất khẩu của ngành chip chế tạo ở nước ngoài, điển hình như Huawei Technologies Co Ltd (HWT.UL) thuộc Trung Quốc, sau đó là ngăn chặn xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga sau khi nước này giao tranh với Ukraine.
Danh sách “chưa xác minh” chính là bước đệm quan trọng để thiết lập danh sách đen về kinh tế, nhưng các công ty nếu tuân thủ quy tắc của Mỹ có thể được loại khỏi danh sách trên. Vào hôm qua, chính phủ Mỹ đã “hồi sinh” 9 cái tên, bao gồm cả Wuxi Biologics của Trung Quốc, công ty sản xuất các thành phần cho vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca (AZN.L).
Bộ quy tắc mới cũng sẽ giới hạn nghiêm trọng xuất khẩu thiết bị của Mỹ đến những nhà sản xuất chip nhớ Trung Quốc, đồng thời chính thức hóa những bức thư gửi đến Nvidia Corp (NVDA.O) và Advanced Micro Devices Inc (AMD), trong đó yêu cầu hạn chế vận chuyển đến Trung Quốc loại chip được sử dụng trong hệ thống siêu máy tính mà nhiều quốc gia trên thế giới dựa vào để phát triển vũ khí hạt nhân và những công nghệ quân sự khác.
>>>Đây là camera "siêu to, siêu khổng lồ" lớn nhất thế giới hiện nay, chụp ra ảnh 3200MP
Nguồn: Reuters