Mỹ ra tay kìm hãm sự trỗi dậy của chip Trung Quốc, bơm tiền để sản xuất chip tại Mỹ

Sau hơn hai năm, Thượng viện và Hạ viện Mỹ cuối cùng đã thông qua Đạo luật Chips và Khoa học (Chips and Science Act) để chống lại khả năng trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc.
Một mặt, Mỹ tung khoản tài trợ trị giá 52 tỷ USD cho các hãng chip tăng cường khả năng sản xuất chip tại Mỹ, mặt khác cấm các công ty nhận trợ cấp thực hiện các "giao dịch lớn" liên quan đến mở rộng quy mô sản xuất chip ở Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào trong vòng 10 năm.
Tuy nhiên, Mỹ có đặt ra ngoại lệ, cho phép nhà sản xuất tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc nếu khoản đầu tư đó bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ. Ngoại lệ này chỉ áp dụng cho việc mở rộng cơ sở hiện có và "chất bán dẫn kế thừa"có trong công nghệ chip 28 nm trở lên. Intel và Qualcomm là hai công ty đặc biệt nằm trong nhóm mở rộng này.
Mỹ ra tay kìm hãm sự trỗi dậy của chip Trung Quốc, bơm tiền để sản xuất chip tại Mỹ
Mặc dù chip 28 nm đi sau vài thế hệ so với chất bán dẫn tiên tiến nhất hiện nay (3 nm), nhưng chúng vẫn được sử dụng trong nhiều loại thiết bị bao gồm ô tô, smartphone.
Theo Bloomberg, một phần tiền trong chương trình hỗ trợ lần này sẽ được chuyển cho Intel, TSMC và Samsung - tất cả đều đang xây dựng những nhà máy trị giá hàng chục tỷ USD tại Mỹ (không muốn nhận hỗ trợ của Mỹ không được, vì nếu không sản xuất tại Mỹ sẽ gặp nhiều rào cản do Mỹ dựng ra). Trong số những đơn vị nhận hỗ trợ lần này có TSMC - công ty đang sản xuất chip tương đối tiên tiến tại Trung Quốc. Nhà máy của họ đặt tại Nam Kinh, sản xuất chip 28 nm và 16 nm, gần tương đương với sản phẩm tinh vi nhất mà SMIC có thể làm ra.
Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại về đạo luật mới và tác động của nó đối với ngành công nghệ Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 28.7 tuyên bố Trung Quốc “kiên quyết phản đối” các điều khoản trong đạo luật hạn chế hợp tác công nghệ thông thường giữa hai nước.
Hiện nay, hãng chip Trung Quốc là SMIC đã có thể tạo ra những con chip tiên tiến hơn tiến trình 28 nm, nhưng công nghệ của SMIC vẫn đi sau TSMC ít nhất là 6 năm. Chưa kể, nó cũng đang bị Mỹ chặn đầu chặn đuôi khi từ thời Donald Trump đã ép Hà Lan ngăn ASML bán cách hệ thống in thạch bản cực tím tiên tiến nhất cho Trung Quốc.
Ngành công nghiệp chip của Trung Quốc cũng gặp phải bước thụt lùi nữa trong những ngày gần đây khi Washington đã âm thầm thắt chặt quyền tiếp cận của Trung Quốc với các thiết bị sản xuất chip tương đối tiên tiến, khiến lượng chip dự trữ sụt giảm.
Chip là đầu não của mọi ngành công nghiệp. Do đó, không có gì là khó hiểu khi Trung Quốc và Mỹ đang chèn ép nhau trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do Mỹ vẫn đang nắm quyền kiểm soát chặt chẽ chuỗi giá trị chất bán dẫn thượng nguồn. 13 trong số 25 nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu thế giới tính theo doanh thu vào năm ngoái là các công ty Mỹ.

>> Mỹ muốn “bóp nghẹt” bán dẫn Trung Quốc, sắp cấm xuất khẩu thiết bị chế tạo chip nhớ

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top