VNR Content
Pearl
Mới đây, công ty khởi nghiệp ở California - Air Protein - đã sử dụng một loại protein “đặc biệt” được tạo thành từ không khí. Bằng cách biến đổi CO2 thành nguyên liệu có thành phần dinh dưỡng tương tự protein động vật, Air Protein đã nhanh chóng tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghệ thực phẩm trong tương lai.
Công nghệ của Air Protein được lấy ý tưởng từ những nghiên cứu của NASA vào thập niên 1960. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học tìm cách cung cấp thực phẩm cho các phi hành gia đang hoạt động trong không gian. Họ đã phát hiện rằng có thể sử dụng các nhóm vi sinh vật nhằm biến đổi CO2 từ hơi thở của phi hành gia và biến thành thức ăn.
Dựa trên ý tưởng này, Air Protein đã nhanh chóng ứng dụng một quá trình tương tự ở Trái đất. Công nghệ mới của Air Protein có thể giúp giảm thiểu đáng kể tác động của ngành công nghiệp thực phẩm tới môi trường cũng như góp phần xử lý CO2 một cách hiệu quả để mang lại những giá trị thiết thực hơn.
Air Protein cho biết công nghệ của họ thực chất là một quá trình sản xuất cộng sinh, nó cần một quá trình lên men (tương tự làm sữa chua). Ở giai đoạn “ủ men vi khuẩn”, các nhà nghiên cứu đưa vào đó 1 lượng khí CO2 cùng với nước và nhiều khoáng chất khác, và cuối cùng thu được sản phẩm là loại bột màu nâu nhạt, không mùi, không vị, nhưng lại chứa đến 80% protein. Từ nguyên liệu protein này, các nhà khởi nghiệp Mỹ đã cho ra đời nhiều loại thực phẩm khác nhau sau khi trộn lẫn với những thành phần khác nhau. Có thể làm thành thịt gà, thịt lợn, các loại bánh nhân thịt…
Khác với cấu trúc của đậu nành và nhiều protein thực vật khác, loại protein được tạo ra từ quá trình lên men này là một loại protein hoàn chỉnh với các amino axit giống protein trong thịt bò hoặc thịt gà. Điều đặc biệt và nổi bật của phương pháp này đó protein tạo thành không chứa chất kháng sinh và hormone. Điều này có thể giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro sức khỏe cho con người. Ngoài ra, quá trình sản xuất sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo, lượng CO2 dùng cho sản xuất được lấy từ công nghệ thu gom CO2 trực tiếp từ khí quyển.
Theo tính toán của các nhà khoa học cho biết, hiện nay, 1/4 lượng đất đai trên thế giới đang được sử dụng để chăn nuôi gia súc, thêm vào đó, 1/3 lượng đất nông nghiệp được dùng để trồng hoa màu và nuôi gia súc. Nhu cầu về thịt ở tất cả các khu vực trên thế giới ngày càng gia tăng, các cánh rừng bị chặt phá nhiều hơn để có đất canh tác. Theo dự tính vào năm 2050, lượng thịt động vật mà con người tiêu thụ có thể tăng hơn 68% so với năm 2010.
Do vậy, phương pháp tái tạo thịt từ CO2 thật sự là một bước ngoặc lớn trong cuộc cách mạng sức khỏe cho nhân loại. Nếu sản xuất thịt từ không khí thành công, sẽ hạn chế bớt tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi lên môi trường.
Nguồn: Tech Times
Công nghệ của Air Protein được lấy ý tưởng từ những nghiên cứu của NASA vào thập niên 1960. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học tìm cách cung cấp thực phẩm cho các phi hành gia đang hoạt động trong không gian. Họ đã phát hiện rằng có thể sử dụng các nhóm vi sinh vật nhằm biến đổi CO2 từ hơi thở của phi hành gia và biến thành thức ăn.
Dựa trên ý tưởng này, Air Protein đã nhanh chóng ứng dụng một quá trình tương tự ở Trái đất. Công nghệ mới của Air Protein có thể giúp giảm thiểu đáng kể tác động của ngành công nghiệp thực phẩm tới môi trường cũng như góp phần xử lý CO2 một cách hiệu quả để mang lại những giá trị thiết thực hơn.
Khác với cấu trúc của đậu nành và nhiều protein thực vật khác, loại protein được tạo ra từ quá trình lên men này là một loại protein hoàn chỉnh với các amino axit giống protein trong thịt bò hoặc thịt gà. Điều đặc biệt và nổi bật của phương pháp này đó protein tạo thành không chứa chất kháng sinh và hormone. Điều này có thể giúp giảm thiểu rất nhiều rủi ro sức khỏe cho con người. Ngoài ra, quá trình sản xuất sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo, lượng CO2 dùng cho sản xuất được lấy từ công nghệ thu gom CO2 trực tiếp từ khí quyển.
Do vậy, phương pháp tái tạo thịt từ CO2 thật sự là một bước ngoặc lớn trong cuộc cách mạng sức khỏe cho nhân loại. Nếu sản xuất thịt từ không khí thành công, sẽ hạn chế bớt tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi lên môi trường.
Nguồn: Tech Times