Mỹ: Tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra không thể có bản quyền

TienCM

Pearl
Thẩm phán tòa án liên bang Mỹ nói rằng con người là “một phần thiết yếu của khiếu nại bản quyền hợp lệ”.
Theo trang công nghệ The Verge, thẩm phán tòa án liên bang Mỹ Beryl A. Howell đã ra phán quyết vào thứ Sáu tuần trước (18/8) rằng tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra không thể có bản quyền. Thẩm phán này đang chủ trì vụ kiện chống lại Văn phòng Bản quyền Mỹ sau khi cơ quan này từ chối cấp bản quyền cho Stephen Thaler đối với một bức ảnh do AI tạo ra bằng thuật toán Creativity Machine do chính Stephen Thaler phát triển.
Mỹ: Tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra không thể có bản quyền
Bức ảnh do AI tạo ra của Stephen Thaler không thể đăng ký bản quyền.
Stephen Thaler đã nhiều lần cố gắng đăng ký bản quyền bức ảnh “với tư cách là tác phẩm được chủ sở hữu của Creativity Machine thuê sáng tạo”. Theo cách đăng ký bản quyến đó, tác giả (thuật toán Creativity Machine) là người tạo ra tác phẩm và Stephen Thaler là chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật, nhưng anh ta đã nhiều lần bị từ chối.
Sau lần từ chối cuối cùng của Văn phòng Bản quyền Mỹ vào năm ngoái, Stephen Thaler đã kiện Văn phòng này, cho rằng việc từ chối của Văn phòng là “tùy tiện, thất thường ... và không phù hợp với luật pháp,” nhưng thẩm phán Beryl A. Howell không nhìn nhận như vậy. Trong quyết định của mình, thẩm phán Beryl A. Howell cho rằng bản quyền chưa bao giờ được cấp cho tác phẩm “không có bất kỳ bàn tay hướng dẫn nào của con người”, đồng thời nói thêm rằng “quyền tác giả của con người là yêu cầu cơ bản của bản quyền”.
Điều đó đã được chứng minh trong các trường hợp trước đây được thẩm phán trích dẫn, chẳng hạn như trường hợp liên quan đến một bức ảnh tự sướng của khỉ. Tuy nhiên, thẩm phán Beryl A. Howell thừa nhận rằng nhân loại đang “tiếp cận các biên giới mới về bản quyền”, nơi các nghệ sĩ sẽ sử dụng AI như một công cụ để tạo ra tác phẩm mới. Theo thẩm phán Beryl A. Howell, điều này sẽ tạo ra “những câu hỏi đầy thách thức về mức độ cần thiết của con người” để đăng ký bản quyền tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra. Vị thẩm này cũng lưu ý rằng các mô hình AI thường được đào tạo dựa trên tác phẩm đã có từ trước.
Stephen Thaler có kế hoạch kháng cáo vụ án. Luật sự Ryan Abbot của Brown Neri Smith & Khan LLP được Stephen Thaler thuê kháng cáo cho biết: “Chúng tôi rất không đồng ý với cách giải thích của tòa án về Đạo luật Bản quyền”.
Không ai thực sự biết mọi thứ xung quanh luật bản quyền và trí tuệ nhân tạo của Mỹ sẽ thay đổi như thế nào, nhưng các vụ kiện đã chồng chất lên nhau. Chẳng hạn, Sarah Silverman và hai tác giả khác đã đệ đơn kiện OpenAI và Meta vào đầu năm nay về các hoạt động thu thập dữ liệu cho mô hình AI của họ, trong khi một vụ kiện khác của lập trình viên và luật sư Matthew Butterick cáo buộc rằng việc thu thập dữ liệu của Microsoft, GitHub và OpenAI đã dẫn đến hành vi vi phạm bản quyền phần mềm.
>> Hàng nghìn tác giả nổi tiếng thế giới đồng loạt đòi các công ty AI trả tiền “đào tạo” AI
>> Tờ New York Times cân nhắc kiện OpenAI về bản quyền nội dung
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top