Năm 2022 sẽ là năm nhân loại sử dụng than đá nhiều nhất lịch sử

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, năng lượng than đá đang trên đà lập kỷ lục toàn cầu mới trong năm nay, do cả thế giới đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế do đại dịch. Điều đó sẽ tiếp tục khiến nhu cầu than trên toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022. Một báo cáo của cơ quan giám sát cho biết, các nhà máy than đã tăng 9% sản lượng trong năm nay, sau khi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch tăng vọt.
Vào năm 2020, điện than đã giảm khoảng 4% do đại dịch, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu. IEA nhận thấy nhu cầu dùng điện trong năm nay đã vượt xa so với tốc độ tăng trưởng của các nguồn carbon thấp, khiến cho nhiều nền kinh tế mạnh đã bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch. IEA cũng cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu khiến giá cả leo thang kỷ lục đã phần nào hạn chế nhu cầu về than. Tuy nhiên, các nhu cầu tiêu thụ về than trong cả ngành xi măng và luyện thép, đã tăng 6% trong năm nay. Mặc dù tổng nhu cầu về nhiên liệu chưa đạt mức kỷ lục cao như năm 2013 và 2014 nhưng nó có thể vượt lên một mức cao vào năm tới.
Giám đốc điều hành IEA - Fatih Birol cho biết “Than đá là nguồn phát thải carbon lớn nhất toàn cầu, và mức độ sản xuất điện từ than cao trong năm nay là một dấu hiệu đáng lo ngại trong tình hình thế giới đang có những nỗ lực giảm phát thải carbon. Và nếu không có các hành động mạnh mẽ và tức thì của các chính phủ để giải quyết lượng phát thải than theo các tiêu chí công bằng, giá cả phải chưng và an toàn thì rất có thể chúng ta sẽ còn rất ít cơ hội để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 1,5 độ C”.
Những báo cáo trên được đưa ra chỉ sau vài tuần kể thì cuộc đàm phán Cop26 về khí hậu, một cuộc tranh luận kết thúc khi những người tham gia chưa hề có được sự thống nhất quan điểm về việc cam kết từ bỏ than đá. Sự can thiệp của Ấn Độ vào những phút cuối chỉ thành công khi đồng ý chuyển từ "loại bỏ" thành "giảm dần" trong hiệp ước toàn cầu.

Năm 2022 sẽ là năm nhân loại sử dụng than đá nhiều nhất lịch sử
Chủ tịch Cop26, Alok Sharma, cho biết Ấn Độ và Trung Quốc "sẽ cần có những giải thích về bản thân với các quốc gia nghèo” sau khi phớt lờ hiệp ước khí hậu Glasgow và hành động của họ đã khiến ông hoàn toàn thất vọng. Alok nói rằng "Chúng tôi đang trên đường đưa than vào lịch sử, đây là một thỏa thuận có thể được xây dựng trên tinh thần hòa bình và hợp tác nhưng đối với riêng Trung Quốc và Ấn Độ, họ bắt buộc phải có những giải thích cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu"
Theo báo cáo của IEA, Ấn Độ đang có có sự tăng trưởng sản lượng điện than lên 12% trong năm nay, còn nhu cầu sử dụng của các nhà máy than Trung Quốc được dự báo tăng lên đến 9%. Đây được cho là mức cao nhất mọi thời đại ở cả hai quốc gia này, mặc dù họ có những dự án năng lượng mặt trời và điện gió rất “ấn tượng”. Tại Mỹ và các quốc gia EU, sản lượng điện than dự kiến tăng 20% và vẫn giữ mức sử dụng cho phép, trong năm tới sẽ giảm nhu cầu điện chậm lại, kết hợp với mở rộng các giải pháp năng lượng tái tạo.
Còn tại Anh, nhu cầu điện than đã có mức sụt giảm trong những năm gần đây, đến nỗi các nhà máy điện thoại còn hoạt động đã được bù đắp những khoản lớn giúp duy trì hoạt động trong năm nay khi giá điện đạt mức cao mới.
Nguồn
The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top