Nâng cao chất lượng nhân lực ngành hoạt hình Việt Nam

TienCM

Pearl
Bài toán phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp làm phim hoạt hình dần có những thay đổi tích cực khi các đơn vị đào tạo nhóm ngành sáng tạo hoạt hình tại Việt Nam được chú trọng.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành hoạt hình

Tại hội thảo Điện ảnh Nhật Bản - Kinh nghiệm thành công và hướng hợp tác sản xuất phim hoạt hình với Việt Nam hồi tháng 5, trong khuôn khổ Liên hoan phim Đà Nẵng, ông Kosuke Kishiwara, nhà quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản cho biết các công ty Nhật Bản thường xuyên thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn nền tảng tốt, kỹ năng vững vàng và nghiệp vụ làm việc khá trở lên, điều mà Việt Nam có tiềm năng và đang làm rất tốt.
Xu hướng tìm kiếm nguồn nhân lực tại các quốc gia đang phát triển dần được các cường quốc trên thế giới quan tâm. Việt Nam hiện có tiềm năng về nguồn nhân lực trẻ, có chuyên môn, được đào tạo và khả năng thích ứng nhanh với công nghệ.
Nâng cao chất lượng nhân lực ngành hoạt hình Việt Nam
Học viện Sconnect thường xuyên tổ chức các buổi trải nghiệm tại xưởng phim hoạt hình giúp định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh, sinh viên.
Một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo hoạt hình tại Việt Nam là Học viện đào tạo hoạt hình Quốc tế Sconnect (Học viện Sconnect). Ra đời vào năm 2021, Học viện đã tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ yêu thích làm phim 3D phát triển kỹ năng, đến gần hơn với cơ hội tham gia sản xuất phim cho các công ty hoạt hình lớn trong nước và quốc tế.
Giám đốc Học viện Sconnect cho hay: “Với cương vị là những người làm giáo dục, chúng tôi đề cao giá trị của việc đào tạo trong lộ trình phát triển lâu dài của ngành hoạt hình tại Việt Nam. Sự thay đổi từ bước đào tạo sẽ là tiền đề vững vàng cho sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai”.
Thầy Trần Thanh Tuấn, 3D Artist và cũng là giảng viên bộ môn 3D cho nhiều học sinh - sinh viên toàn quốc chia sẻ: “Nhiều người thường mặc định những người làm phim hoạt hình trong nước có trình độ yếu kém hoặc nếu muốn giỏi thì phải du học nước ngoài. Thực tế, không ít người có trình độ tiệm cận thế giới nhưng được đào tạo tại các đơn vị giáo dục tại Việt Nam. Số lượng 3D Artist Việt tham gia vào quá trình thực hiện những bộ phim đình đám thế giới đang trên đà gia tăng”.
Hiện nay các chương trình định hướng nghề nghiệp sớm cho các bạn học sinh THPT đã dần được nhà trường và các đơn vị giáo dục quan tâm. Đặc biệt trong nhóm ngành sáng tạo, sự linh hoạt nhạy bén và không ngại bứt phá của thế hệ trẻ chính là đối tượng nhân lực tiềm năng cho nhóm ngành nghề này.
Nắm bắt sớm xu thế đó, các đơn vị giáo dục trong nhóm ngành sáng tạo đã triển khai xây dựng nhiều chương trình định hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh sinh viên, xây dựng trải nghiệm ngành nghề thực tế ngay từ thời gian còn đi học. Giúp những nhân lực tương lai của ngành hiểu đúng về nghề, người làm nghề và lộ trình phát triển ngành nghề.
Nâng cao chất lượng nhân lực ngành hoạt hình Việt Nam
Chương trình kiến tập do Học viện Sconnect tổ chức tạo cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp thực tế cho các bạn học sinh.
Đầu tháng 11 vừa qua, Học viện Sconnect đã thành công tiên phong xây dựng chương trình kiến tập dành cho các bạn học sinh khối 11 của trường Vinschool Ocean Park. Chương trình được đánh giá mang lại sự phát triển trong tư duy nhận thức ngành nghề cho các bạn học sinh cấp 3, mang tới trải nghiệm chân thực, giúp các bạn học sinh được thực hành trực tiếp công việc như một nhân sự chính thức để từ đó hạn chế tình trạng làm việc trái ngành trái nghề trong tương lai, đặc biệt với nhóm ngành sáng tạo.

Tiềm năng phát triển lớn mạnh của phim hoạt hình Việt

Nhìn lại hành trình phát triển của ngành hoạt hình Việt Nam những năm gần đây, sự đổi mới và đầu tư quy mô lớn đã thu về những thành tựu ấn tượng.
Việt Nam có nhiều bộ phim hoạt hình 3D thu hút khán giả trên các nền tảng mạng xã hội như: Dưới bóng cây (Colory Animation) hơn 2,4 triệu lượt xem, Sự tích hồ Ba Bể (Hãng phim hoạt hình Việt Nam) hay Cô bé bán diêm (True-D Animation) thu hút hơn 1 triệu lượt xem.
Đặc biệt, trong đó có những bộ phim như: Đại chiến Bạch Đằng (nhóm sinh viên Đại học quốc tế Hồng Bàng sản xuất), Cậu bé lau cờ, Càng to càng nhỏ (Hãng phim hoạt hình Việt Nam) và Trạng Quỳnh Thời Nhí Nhố (Alpha Studio) cũng nhận được rất nhiều sự ưu ái của cộng đồng mạng.
Cùng trong buổi liên hoan phim trên, ông Kosuke Kishiwara bày tỏ sự tin tưởng: “Tiềm năng phát triển ngành hoạt hình tại Việt Nam rất lớn, những tác phẩm hoạt hình mang thương hiệu Việt dần khẳng định được vị thế và tôi cũng biết đến nhiều tác phẩm tuyệt vời của các bạn. Vì thế, mong muốn hợp tác để tìm kiếm nguồn lực tại Việt Nam là điều tôi rất quan tâm”.
Giám đốc Học Viện Sconnect khẳng định, học viện không chỉ dừng lại ở bước đào tạo kiến thức nền tảng, thôi thúc đam mê sáng tạo cho các bạn trẻ mà còn là cầu nối giữa các doanh nghiệp và học viện, tạo dựng môi trường làm việc phù hợp với năng lực cho từng học viên ngay khi còn đang theo học.
Các doanh nghiệp có thể tìm đến Học viện tham gia những buổi bảo vệ đồ án để trực tiếp đánh giá chất lượng học viên và lựa chọn những nhân tố tiềm năng. Chú trọng đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực sẽ là thế mạnh hoàn hảo giúp Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top