thuha19051234
Pearl
Nhiệt độ môi trường tăng cao có thể gây hại cho mọi bộ phận của cơ thể, và trong những trường hợp nghiêm trọng còn gây ra ung thư, đột quỵ và đau tim.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhiệt độ tăng quá cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động trí óc, chẳng hạn như giảm chức năng nhận thức, sai sót trong phán đoán và nguy cơ chấn thương cao hơn. Ở nhiệt độ cực cao, hàng rào máu não bắt đầu bị phá vỡ, protein và ion tích tụ trong não, gây viêm.
Rất nhiều người luôn có cảm giác cáu kỉnh nóng giận nhiều hơn vào những ngày nắng nóng, bằng chứng cũng cho thấy nhiệt độ quá cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Theo thống kê ở New York cho thấy, vào những ngày nắng nóng, số người phải nhập viện cấp cứu gia tăng do lạm dụng chất kích thích, rối loạn tâm trạng và lo âu, tâm thần phân liệt và sa sút trí tuệ. Nhiệt độ cao còn được cho là có liên quan với tỷ lệ ***** cao hơn.
Có từ từ 1,6 đến 5 triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể, trong trường hợp không khí bên ngoài cơ thể nóng hơn bên trong, các tuyến này hoạt động mạnh mẽ hơn. Mồ hôi được tiết ra trên bề mặt da, nơi bay hơi có tác dụng làm mát - vì nó lấy nhiệt năng từ cơ thể để biến chất lỏng thành hơi.
Tuy nhiên, đổ mồ hôi cũng không phải là một hệ thống hoàn hảo. Một người có thể đổ mồ hôi và mất tới 10 lít nước mỗi ngày, và nếu lượng nước này không được thay thế, nó có thể dẫn đến mất nước trầm trọng. Cơ thể bị mất nước không còn khả năng tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Nếu cơ thể bị nóng quá, lưu lượng máu đến da và đổ mồ hôi đều có thể ngừng lại khiến các tế bào não bị tổn thương không thể phục hồi.
Nhiệt độ tăng thì phần tủy sống - phần não kiểm soát các quá trình quan trọng bao gồm nhịp tim, nhịp thở và huyết áp - sẽ ra lệnh cho tim tăng lượng máu bơm mỗi nhịp. Nhưng khi huyết áp hạ xuống, tim càng phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể, do đó nhịp tim tăng lên. Ở nhiệt độ khắc nghiệt hơn, lượng máu lưu thông tăng lên đột ngột. Tim trở nên kiệt sức và lượng máu có thể đột ngột giảm mạnh. Theo các chuyên gia, các trưởng hợp tử vong trong những ngày nắng nóng phần lớn liên quan đến hệ tim mạch.
Ngoài ra, khi nhiệt tăng cao cơ thể con người còn rơi vào tình trạng kiệt sức do mệt mỏi. Khi cơ thể đạt đến nhiệt độ cao bất thường, não sẽ ra lệnh cho các cơ hoạt động chậm lại và hiện tượng mệt mỏi xuất hiện. Đây được gọi là kiệt sức do nhiệt. Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, rối loạn thị giác, khát dữ dội, buồn nôn, đánh trống ngực và tê. Nếu không giảm được nhiệt cho cơ thể, tình trạng kiệt sức do nhiệt có thể trở nên trầm trọng hơn thành say nắng. Các triệu chứng gồm da khô, nóng và rối loạn chức năng tâm thần. Trầm trọng nhất, dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong.
1. Làn da
Cháy nắng là hiện tượng da đổi màu và tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) của mặt trời. Cơ thể càng bị bắt nắng nhiều, con người càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Quá nhiều bức xạ UV sẽ làm hỏng DNA của tế bào da, khi tổn thương trầm trọng hơn với mỗi lần bị cháy nắng lặp đi lặp lại, các tế bào có thể bắt đầu phát triển mất kiểm soát, dẫn đến ung thư da.2. Não
Rất nhiều người luôn có cảm giác cáu kỉnh nóng giận nhiều hơn vào những ngày nắng nóng, bằng chứng cũng cho thấy nhiệt độ quá cao ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Theo thống kê ở New York cho thấy, vào những ngày nắng nóng, số người phải nhập viện cấp cứu gia tăng do lạm dụng chất kích thích, rối loạn tâm trạng và lo âu, tâm thần phân liệt và sa sút trí tuệ. Nhiệt độ cao còn được cho là có liên quan với tỷ lệ ***** cao hơn.
3. Tuyến mồ hôi
Vùng dưới đồi trong não bộ con người là cơ quan điều chỉnh nhiệt của cơ thể. Nó cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ, bên trong và bên ngoài cơ thể, đồng thời thực hiện các điều chỉnh để giữ nhiệt độ dao động ít xung quanh nhiệt độ 37 độ C. Khi não bộ cảm nhận được rằng cơ thể đang ấm lên, vùng dưới đồi sẽ gửi thông điệp đến các mạch máu dưới da, điều khiển để chúng giãn ra. Điều này làm tăng lượng máu trên bề mặt da, giúp da thoát nhiệt để làm mát cơ thể.Có từ từ 1,6 đến 5 triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể, trong trường hợp không khí bên ngoài cơ thể nóng hơn bên trong, các tuyến này hoạt động mạnh mẽ hơn. Mồ hôi được tiết ra trên bề mặt da, nơi bay hơi có tác dụng làm mát - vì nó lấy nhiệt năng từ cơ thể để biến chất lỏng thành hơi.
Tuy nhiên, đổ mồ hôi cũng không phải là một hệ thống hoàn hảo. Một người có thể đổ mồ hôi và mất tới 10 lít nước mỗi ngày, và nếu lượng nước này không được thay thế, nó có thể dẫn đến mất nước trầm trọng. Cơ thể bị mất nước không còn khả năng tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Nếu cơ thể bị nóng quá, lưu lượng máu đến da và đổ mồ hôi đều có thể ngừng lại khiến các tế bào não bị tổn thương không thể phục hồi.
4. Phổi
Thời tiết nóng bức có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí, khiến con người cảm thấy khó thở hơn. Nhiệt độ cao còn tạo điều kiện cho các chất ô nhiễm bị ứ đọng. Ôzôn ở tầng mặt đất là một loại khí độc hại hình thành khi các chất ô nhiễm thải ra từ ô tô, nhà máy điện và các nguồn công nghiệp phản ứng hóa học với ánh sáng mặt trời. Và chính ozon ở tầng này làm giảm chức năng phổi, là yếu tố chính gây ra tỷ lệ mắc và tử vong do hen suyễn. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy cứ mỗi độ C nhiệt độ tăng lên, ô nhiễm ôzôn sẽ giết thêm 22.000 người trên toàn thế giới.5. Tim
Khi cơ thể nóng lên, các mạch máu giãn ra, làm tăng huyết áp, khiến con người cảm thấy chóng mặt và ốm yếu. Tệ nhất, khi cơ thể thiếu đi lượng máu bình thường, ruột có thể bị rò rỉ, các mạch máu có thể bị tổn thương, máu đông lại, các tế bào tan ra do protein của chúng bị phân hủy. Còn nếu huyết áp giảm quá mức, nguy cơ đau tim cũng tăng cao.Nhiệt độ tăng thì phần tủy sống - phần não kiểm soát các quá trình quan trọng bao gồm nhịp tim, nhịp thở và huyết áp - sẽ ra lệnh cho tim tăng lượng máu bơm mỗi nhịp. Nhưng khi huyết áp hạ xuống, tim càng phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể, do đó nhịp tim tăng lên. Ở nhiệt độ khắc nghiệt hơn, lượng máu lưu thông tăng lên đột ngột. Tim trở nên kiệt sức và lượng máu có thể đột ngột giảm mạnh. Theo các chuyên gia, các trưởng hợp tử vong trong những ngày nắng nóng phần lớn liên quan đến hệ tim mạch.