VNR Content
Pearl
Mọi người đều hào hứng trước tiềm năng vô hạn của kính thiên văn vũ trụ James Webb, khi mà nó vừa chính thức được đưa vào vận hành nhằm khai phá vũ trụ sâu thẳm, nơi ẩn chứa vô vàn những hành tinh kỳ lạ, và còn hơn thế nữa.
Nhưng trước khi James Webb nằm chiễm chệ trên quỹ đạo ở điểm Lagrange thứ 2 (L2), nó phải được vận chuyển đến bệ phóng ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu nằm ở French Guiana - từ một căn phòng vô trùng thuộc công ty Northrop Grumman ở Redondo Beach, California.
Đó là một chuyến đi dài 5.800 dặm (khoảng 9.334 km), và James Webb có thể bị hư hỏng không thể sửa chữa được bất kỳ lúc nào! May thay, thiết bị trị giá 10 tỷ USD kia đã bình an vô sự, dù theo NASA thì đó không hẳn là một cuộc hành trình không sóng gió.
James Webb được đưa lên tàu MN Colibri
Kính thiên văn vũ trụ James Webb không phải chỉ được chế tạo trong một nhà máy, một bang, hay thậm chí là một đất nước duy nhất. “Webb là sản phẩm của thế giới, với camera nhập từ châu Âu và Canada, và sự góp sức của hầu hết các bang tại Mỹ” - theo bình luận trên blog NASA của nhà khoa học chính của dự án, Jonathan Gardner. Vào thời điểm bình luận này xuất hiện (tháng 10/2021), Webb đang trên đường đến Kourou và điểm phóng cuối cùng của nó, nhưng các thành phần của vệ tinh mới đã đến trước đó rồi.
“Các thành phần của Webb đã đi trước; ví dụ như hệ thống gương phản chiếu đã có một chuyến hành trình phức tạp đến 15 giai đoạn” - Gardner cho biết. “Sau khi kết thúc quá trình lắp ráp và thử nghiệm kéo dài cả thập kỷ, Webb được đưa vào công-ten-nơ vận chuyển của STARRS”
Khi Webb đã yên vị trong cấu trúc hỗ trợ chắc chắn và môi trường ni-tơ khô được kiểm soát của nó, tài xế xe tải bắt đầu cuộc hành trình xuyên đêm với vận tốc tối đa 7 dặm/giờ (khoảng 11 km/giờ) từ phòng vô trùng của Northrop Grumman đến cảng ở Seal Beach.
James Webb đi qua kênh đào Panama
Kính thiên văn vũ trụ James Webb là một kiện hàng mong manh - và có lẽ là kiện hàng tinh xảo nhất trong lịch sử loài người. Đó là lý do tại sao NASA tìm mọi cách để đảm bảo Webb không bị dù chỉ một vết trầy trên đường đi, từ việc di chuyển với tốc độ cực kỳ chậm rãi, cho đến chèn thêm vô số miếng đệm, tạo môi trường ni-tơ khô được kiểm soát, và kèm theo một chút may mắn nữa. Sau chuyến đi 7 dặm/giờ, Webb cuối cùng đã được đưa vào khoang chứa hàng và khởi hành vào ngày 26/9/2021.
Sau đó, “tàu MN Colibri nhổ neo, đi dọc theo Baja California và đến kênh đào Panama” - Gardner cho biết. “Webb mất 8 giờ để đi qua ba cổng của kênh đào và vào Đại Tây Dương vào ngày 6/10”. Đây là lúc chuyến hành trình bước vào giai đoạn quan trọng, bởi trên đại dương bao la thì nhiều sự kiện không thể dự đoán trước được có thể xảy ra.
James Webb đến cơ sở xử lý Arianespace
“Sau khi đi dọc bờ biển Nam Mỹ, Webb đến Kourou vào ngày 12/10/2021 và được đưa xuống cảng ở French Guiana” - Gardner viết trong bài blog của NASA. Khi đến cơ sở xử lý Arianespace, Webb vẫn phải trải qua một loạt các bài kiểm tra về điện, hệ thống cách nhiệt, và hệ thống nhiên liệu.
Kính thiên văn vũ trụ James Webb được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa Ariane 5 vào ngày 25/12/2021 và đến điểm L2 vào ngày 24/1, tức chưa đầy một tháng sau đó. Những thách thức chính mà nó phải đối mặt trong không gian bao gồm kích hoạt các thành phần bên trong, mở bung ra để đạt đến hình dạng hoàn chỉnh, và đồng bộ các gương phản chiếu. Nhưng một điều phải thừa nhận rằng cuộc hành trình thú vị của nó đến bệ phóng cũng đầy hiểm nguy và hồi hộp không kém.
“Khi tôi xem video kính thiên văn James Webb được đưa vào khoang chứa của tàu MN Colibri và hướng ra biển, tôi như bật khóc” - Gardner nói. Chúng ta chắc chắn sẽ gặp những khoảnh khắc xúc động tương tự trong tương lai, khi mà chiếc kính thiên văn mới khám phá ra những kỳ quan bí ẩn không thể hình dung nổi về vũ trụ ngoài kia!
Tham khảo: InterestingEngineering
Nhưng trước khi James Webb nằm chiễm chệ trên quỹ đạo ở điểm Lagrange thứ 2 (L2), nó phải được vận chuyển đến bệ phóng ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu nằm ở French Guiana - từ một căn phòng vô trùng thuộc công ty Northrop Grumman ở Redondo Beach, California.
Đó là một chuyến đi dài 5.800 dặm (khoảng 9.334 km), và James Webb có thể bị hư hỏng không thể sửa chữa được bất kỳ lúc nào! May thay, thiết bị trị giá 10 tỷ USD kia đã bình an vô sự, dù theo NASA thì đó không hẳn là một cuộc hành trình không sóng gió.
NASA vận chuyển kính thiên văn vũ trụ James Webb trong một “môi trường ni-tơ khô được kiểm soát”
Kính thiên văn vũ trụ James Webb không phải chỉ được chế tạo trong một nhà máy, một bang, hay thậm chí là một đất nước duy nhất. “Webb là sản phẩm của thế giới, với camera nhập từ châu Âu và Canada, và sự góp sức của hầu hết các bang tại Mỹ” - theo bình luận trên blog NASA của nhà khoa học chính của dự án, Jonathan Gardner. Vào thời điểm bình luận này xuất hiện (tháng 10/2021), Webb đang trên đường đến Kourou và điểm phóng cuối cùng của nó, nhưng các thành phần của vệ tinh mới đã đến trước đó rồi.
“Các thành phần của Webb đã đi trước; ví dụ như hệ thống gương phản chiếu đã có một chuyến hành trình phức tạp đến 15 giai đoạn” - Gardner cho biết. “Sau khi kết thúc quá trình lắp ráp và thử nghiệm kéo dài cả thập kỷ, Webb được đưa vào công-ten-nơ vận chuyển của STARRS”
Khi Webb đã yên vị trong cấu trúc hỗ trợ chắc chắn và môi trường ni-tơ khô được kiểm soát của nó, tài xế xe tải bắt đầu cuộc hành trình xuyên đêm với vận tốc tối đa 7 dặm/giờ (khoảng 11 km/giờ) từ phòng vô trùng của Northrop Grumman đến cảng ở Seal Beach.
Webb đi qua kênh đào Panama trong 8 giờ
Kính thiên văn vũ trụ James Webb là một kiện hàng mong manh - và có lẽ là kiện hàng tinh xảo nhất trong lịch sử loài người. Đó là lý do tại sao NASA tìm mọi cách để đảm bảo Webb không bị dù chỉ một vết trầy trên đường đi, từ việc di chuyển với tốc độ cực kỳ chậm rãi, cho đến chèn thêm vô số miếng đệm, tạo môi trường ni-tơ khô được kiểm soát, và kèm theo một chút may mắn nữa. Sau chuyến đi 7 dặm/giờ, Webb cuối cùng đã được đưa vào khoang chứa hàng và khởi hành vào ngày 26/9/2021.
Sau đó, “tàu MN Colibri nhổ neo, đi dọc theo Baja California và đến kênh đào Panama” - Gardner cho biết. “Webb mất 8 giờ để đi qua ba cổng của kênh đào và vào Đại Tây Dương vào ngày 6/10”. Đây là lúc chuyến hành trình bước vào giai đoạn quan trọng, bởi trên đại dương bao la thì nhiều sự kiện không thể dự đoán trước được có thể xảy ra.
Từ NASA đến Kourou, sứ mệnh vĩ đại chỉ mới bắt đầu
“Sau khi đi dọc bờ biển Nam Mỹ, Webb đến Kourou vào ngày 12/10/2021 và được đưa xuống cảng ở French Guiana” - Gardner viết trong bài blog của NASA. Khi đến cơ sở xử lý Arianespace, Webb vẫn phải trải qua một loạt các bài kiểm tra về điện, hệ thống cách nhiệt, và hệ thống nhiên liệu.
Kính thiên văn vũ trụ James Webb được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa Ariane 5 vào ngày 25/12/2021 và đến điểm L2 vào ngày 24/1, tức chưa đầy một tháng sau đó. Những thách thức chính mà nó phải đối mặt trong không gian bao gồm kích hoạt các thành phần bên trong, mở bung ra để đạt đến hình dạng hoàn chỉnh, và đồng bộ các gương phản chiếu. Nhưng một điều phải thừa nhận rằng cuộc hành trình thú vị của nó đến bệ phóng cũng đầy hiểm nguy và hồi hộp không kém.
“Khi tôi xem video kính thiên văn James Webb được đưa vào khoang chứa của tàu MN Colibri và hướng ra biển, tôi như bật khóc” - Gardner nói. Chúng ta chắc chắn sẽ gặp những khoảnh khắc xúc động tương tự trong tương lai, khi mà chiếc kính thiên văn mới khám phá ra những kỳ quan bí ẩn không thể hình dung nổi về vũ trụ ngoài kia!
Tham khảo: InterestingEngineering