Nên làm gì khi những người thân yêu của bạn có hành vi sai trái?

K
Giang Vu
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu mới hé mở vấn đề về việc khoan dung khi những người thân yêu mắc sai lầm.
Nên làm gì khi những người thân yêu của bạn có hành vi sai trái?
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology đã phân tích lý do tại sao chúng ta lại có thể dễ dãi với những người thân yêu của mình nhưng lại quá khắc nghiệt với bản thân khi người đó thực hiện những hành vi sai trái. Tác giả chính Rachel Forbes tại Đại học Toronto, Canada giải thích: “Khi ai đó mà chúng ta yêu quý hành xử trái với đạo đức, chúng ta phải đối mặt với cuộc xung đột giữa giữ gìn các giá trị đạo đức và duy trì mối quan hệ đó. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm hiểu rõ hơn về kiểu xung đột này”. Sau khi thực hiện một loạt các nghiên cứu, trong đó người tham gia được yêu cầu đánh giá hành vi đáng ngờ về mặt đạo đức của những người thân thiết và người lạ, Forbes đã chỉ ra các kết quả sau: - Những người được hỏi tỏ ra khoan dung hơn với những người thân thiết, ít tức giận và ghê tởm hơn, đánh giá những người đó là ít trái đạo đức hơn và ít muốn trừng phạt hoặc chỉ trích họ hơn so với cùng hành vi nhưng là từ những người lạ. - Những người này cũng cho biết chỉ có một tác động nhỏ đến mối quan hệ giữa họ với những người thân thiết sau sự việc. - Những người được hỏi cũng thể hiện những phản ứng gay gắt hơn đối với bản thân, chẳng hạn như bối rối, ân hận và tội lỗi, đôi khi thậm chí đánh giá thấp vấn đề đạo đức của chính họ khi những người thân thiết vi phạm chuẩn mực đạo đức (khi so với người lạ). Forbes nhấn mạnh: “Phát hiện thú vị nhất đối với tôi là sự mâu thuẫn sâu sắc trong tư tưởng mà chúng tôi nhận thấy khi mọi người phản ứng lại với những hành vi phi đạo đức của người họ yêu quý. Có một điều trớ trêu đáng ngạc nhiên trong hành xử của những người này: bằng cách bảo vệ những người thân thiết, bản ngả của họ dường như phải gánh một phần gánh nặng nề hành vi sai trái. Chúng ta dường như cố gắng duy trì mối quan hệ với những người yêu quý bằng cách hồi đáp thật nhân từ, nhưng các giá trị đạo đức của bản thân vẫn khiến chúng ta cảm thấy bối rối, ngượng ngùng và tội lỗi về hành động của họ”. Theo Forbes, một lý do tại sao chúng ta có thể nhân từ như vậy là vì phản ứng đó cho phép chúng ta duy trì các mối quan hệ của mình theo cách đơn giản nhất có thể. “Một lựa chọn để duy trì các giá trị đạo đức của chúng ta khi đối mặt với hành vi phi đạo đức của người thân yêu đó là tránh xa những người đó bằng cách biến mất khỏi mối quan hệ. Nhưng vì chúng ta đã trao gởi sự tin tưởng cho họ, nên cái giá nhận lại rất đắt. Sẽ thích hợp và ít tệ hại hơn nhiều nếu tránh nhìn thấy người thân một cách tiêu cực ngay cả khi đối mặt với hành vi xấu xa của họ”, Forbes cho biết.
Nên làm gì khi những người thân yêu của bạn có hành vi sai trái?
Theo Forbes, có một số khuôn mẫu biểu hiện sự khoan dung này ở mọi người: - Giảm mức độ nghiêm trọng của hành vi: Khi đánh giá hành vi xấu của người thân, người ta thường coi hành vi đó là ít trái đạo đức hơn. Ví dụ như, họ đánh giá hành động gian lận hóa đơn tính tiền phòng của cho phòng người lạ là hành động ít sai trái hơn nếu hành động đó do một đối tác lãng mạn hoặc một người bạn của họ mắc phải. Bằng cách coi hành động đó là “ít xấu”, mọi người có thể nhìn nhận những người thân thiết của mình theo một khía cạnh tích cực hơn. - Quy trách nhiệm cho các yếu tố tình huống: Có bằng chứng cho thấy mọi người có xu hướng đổ lỗi những hành động sai trái của người thân là do các yếu tố tình huống (ví dụ: “Vì quá say nên anh ấy không thể suy nghĩ sáng suốt được") hơn là yếu tố đặc điểm tính cách của người đó (ví dụ: “Anh ta thù dai và nhỏ nhen”). Việc gán hành vi xấu do lỗi tình huống một lần nữa cho phép mọi người nhìn nhận những người thân yêu của họ theo cách tích cực hơn. Có lẽ kết quả thú vị nhất của nghiên cứu là mặc dù thể hiện sự khoan dung hơn đối với những người thân thiết, nhưng mọi người lại cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân khi người họ yêu thương cư xử không đúng mực. Forbes cho biết: “Chúng tôi tìm thấy bằng chứng cho thấy ‘sợi dây’ kết nối với thủ phạm thông qua mối quan hệ chặt chẽ có thể gia tăng cảm giác rằng hành vi xấu của người thân bằng cách nào đó sẽ phản ánh chính bạn. Ví dụ, nếu một người phát hiện ra người bạn đời của mình tung tin đồn không đúng sự thật về đồng nghiệp của họ, thì người đó sẽ có xu hướng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về hành vi đó, mặc dù bản thân họ không làm điều gì sai. Điều này có thể là do giữa chúng ta với những người mà chúng ta quan tâm có cùng chia sẻ một mức độ đồng nhất nào đó”. Cuối cùng, đối với những người có thể đang gặp khó khăn trong việc trung thực về hành vi sai trái của người thân, Forbes có lời khuyên sau: “Sự mâu thuẫn trong tư tưởng mà chúng ta cảm thấy khi phải đối mặt với hành vi xấu của những người thân thiết là rất khó để dung hòa. Khi đối diện với tình huống đó, điều quan trọng là phải ngẫm nghĩ về các giá trị đạo đức của chính chúng ta và liệu bản thân hành vi đó có phù hợp với những giá trị đó hay không”. Nguồn: Psychology Today
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top