Theo các chuyên gia, uống khoảng ba ly cà phê mỗi ngày tốt cho tiêu hóa, kích thích hệ thần kinh trung ương; tuy nhiên uống quá liều caffein có thể gây co giật, tổn thương thận.
Đối với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu, tiếp nguồn năng lượng cho ngày mới. Cà phê có nhiều tác động cả tiêu cực và tích cực đối với sức khỏe. Trong thời gian dài, các nhà khoa học đã thảo luận về câu hỏi "uống bao nhiêu tách cà phê một ngày là hợp lý?".
Các chuyên gia nhìn chung đồng ý rằng mức tiêu thụ caffein an toàn trong ngày là 300 mg. Một cốc cà phê chứa khoảng 100 mg caffein, như vậy, mỗi người không nên uống quá ba ly một ngày.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), phụ nữ mang thai không nên dùng quá 200 mg, tương đương hai ly cà phê mỗi ngày. Hàm lượng caffeine cao có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này, thậm chí gây sảy thai.
Hiện y khoa thế giới ghi nhận ít trường hợp tử vong vì quá liều caffeine. Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng say cà phê, tiên lượng phụ thuộc vào việc được điều trị nhanh đến đâu, theo nghiên cứu năm 2021 về độc tính của caffeine.
Nồng độ cà phê trong máu từ 80 đến 100 microgam/ml (tương đương 10 g caffeine) có thể gây tử vong. Quá liều caffein ở người lớn hiếm xảy ra, vì gần như không ai có thể tiêu thụ lượng cà phê đủ lớn để gây chết người trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, dung nạp quá nhiều cà phê có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Nghiên cứu cho thấy quá liều caffeine gây co giật, vấn đề thần kinh, nghiêm trọng hơn là tổn thương thận cấp tính, tiêu cơ vân (tình trạng các tế bào cơ vân bị tổn thương và hủy hoại), thậm chí là ngưng tim.
Caffeine chủ yếu được sử dụng như một chất kích thích, mang lại hiệu suất ngắn hạn. Song chất này tồn tại trong cơ thể nhiều giờ liền sau tác dụng ban đầu, có khả năng dẫn đến mất ngủ và bồn chồn.
Uống cà phê để tỉnh táo vào ban đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ về lâu dài, từ đó gây lo lắng, bồn chồn. "Các đặc tính của cà phê vẫn hoạt động trong cơ thể bạn nhiều giờ liền, ngay cả khi bạn không cảm thấy tác dụng kích thích của nó nữa", giáo sư Deirdre Ann Conroy, Đại học Michigan, cho biết.
Theo ông, độ nhạy cảm với caffeine ở mỗi người khác nhau. Người tiêu thụ cà phê thường xuyên phản ứng khác với những người không quen với thức uống này. "Nói chung, chúng tôi khuyến nghị không nên uống cà phê hoặc sử dụng những sản phẩm chứa caffeine trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ", Conroy nói.
Các chuyên gia khuyến nghị uống ba tách cà phê một ngày. Ảnh: Moment RF
Bên cạnh một số tác hại, cà phê vẫn có nhiều lợi ích. Đồ uống chứa caffein, gồm cả cà phê, có thể thúc đẩy bài tiết, tăng sản xuất nước tiểu, nhưng hầu như không làm mất nước.
"Uống cà phê như thói quen hàng ngày không làm mất lượng chất lỏng lớn hơn thể tích hấp thụ", theo chuyên gia dinh dưỡng Katherine Zeratsky của Mayo Clinic.
Nghiên cứu năm 2022, uống ba tách cà phê rang xay mỗi ngày giúp tăng tuổi thọ. Gần 500.000 người Anh tham gia vào nghiên cứu này được chia làm các nhóm: không uống cà phê, uống tối đa ba cốc và uống nhiều hơn ba cốc mỗi ngày. Nghiên cứu kéo dài 11 năm cho thấy người uống cà phê vừa phải, khoảng ba tách mỗi ngày (kể cả loại không caffein) có nguy cơ tử vong nói chung thấp hơn 12% so với các nhóm còn lại.
Phân tích từ Đại học Semmelweis ở Budapest và Đại học Queen Mary ở London, nhóm này có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ thấp hơn 17% và 21%.
Cà phê cũng kích thích hệ thần kinh trung ương, thúc đẩy sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và noradrenaline - tất cả đều giúp cải thiện tâm trạng.
Khảo sát trên 5.000 người tiêu dùng năm 2021 tại Anh, Italy, Phần Lan, Đức, Ba Lan phát hiện uống 75 mg caffeine mỗi 4 tiếng có thể khắc phục chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, từ đó cải thiện tâm trạng trong suốt cả ngày.
Cà phê hoặc trà làm giảm nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ, theo nghiên cứu thực hiện cuối năm 2021 ở các tình nguyện viên khỏe mạnh, từ 50 đến 74 tuổi.
Theo VnExpress
Đối với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu, tiếp nguồn năng lượng cho ngày mới. Cà phê có nhiều tác động cả tiêu cực và tích cực đối với sức khỏe. Trong thời gian dài, các nhà khoa học đã thảo luận về câu hỏi "uống bao nhiêu tách cà phê một ngày là hợp lý?".
Các chuyên gia nhìn chung đồng ý rằng mức tiêu thụ caffein an toàn trong ngày là 300 mg. Một cốc cà phê chứa khoảng 100 mg caffein, như vậy, mỗi người không nên uống quá ba ly một ngày.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), phụ nữ mang thai không nên dùng quá 200 mg, tương đương hai ly cà phê mỗi ngày. Hàm lượng caffeine cao có thể khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này, thậm chí gây sảy thai.
Hiện y khoa thế giới ghi nhận ít trường hợp tử vong vì quá liều caffeine. Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng say cà phê, tiên lượng phụ thuộc vào việc được điều trị nhanh đến đâu, theo nghiên cứu năm 2021 về độc tính của caffeine.
Nồng độ cà phê trong máu từ 80 đến 100 microgam/ml (tương đương 10 g caffeine) có thể gây tử vong. Quá liều caffein ở người lớn hiếm xảy ra, vì gần như không ai có thể tiêu thụ lượng cà phê đủ lớn để gây chết người trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, dung nạp quá nhiều cà phê có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Nghiên cứu cho thấy quá liều caffeine gây co giật, vấn đề thần kinh, nghiêm trọng hơn là tổn thương thận cấp tính, tiêu cơ vân (tình trạng các tế bào cơ vân bị tổn thương và hủy hoại), thậm chí là ngưng tim.
Caffeine chủ yếu được sử dụng như một chất kích thích, mang lại hiệu suất ngắn hạn. Song chất này tồn tại trong cơ thể nhiều giờ liền sau tác dụng ban đầu, có khả năng dẫn đến mất ngủ và bồn chồn.
Uống cà phê để tỉnh táo vào ban đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ về lâu dài, từ đó gây lo lắng, bồn chồn. "Các đặc tính của cà phê vẫn hoạt động trong cơ thể bạn nhiều giờ liền, ngay cả khi bạn không cảm thấy tác dụng kích thích của nó nữa", giáo sư Deirdre Ann Conroy, Đại học Michigan, cho biết.
Theo ông, độ nhạy cảm với caffeine ở mỗi người khác nhau. Người tiêu thụ cà phê thường xuyên phản ứng khác với những người không quen với thức uống này. "Nói chung, chúng tôi khuyến nghị không nên uống cà phê hoặc sử dụng những sản phẩm chứa caffeine trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ", Conroy nói.
Bên cạnh một số tác hại, cà phê vẫn có nhiều lợi ích. Đồ uống chứa caffein, gồm cả cà phê, có thể thúc đẩy bài tiết, tăng sản xuất nước tiểu, nhưng hầu như không làm mất nước.
"Uống cà phê như thói quen hàng ngày không làm mất lượng chất lỏng lớn hơn thể tích hấp thụ", theo chuyên gia dinh dưỡng Katherine Zeratsky của Mayo Clinic.
Nghiên cứu năm 2022, uống ba tách cà phê rang xay mỗi ngày giúp tăng tuổi thọ. Gần 500.000 người Anh tham gia vào nghiên cứu này được chia làm các nhóm: không uống cà phê, uống tối đa ba cốc và uống nhiều hơn ba cốc mỗi ngày. Nghiên cứu kéo dài 11 năm cho thấy người uống cà phê vừa phải, khoảng ba tách mỗi ngày (kể cả loại không caffein) có nguy cơ tử vong nói chung thấp hơn 12% so với các nhóm còn lại.
Phân tích từ Đại học Semmelweis ở Budapest và Đại học Queen Mary ở London, nhóm này có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ thấp hơn 17% và 21%.
Cà phê cũng kích thích hệ thần kinh trung ương, thúc đẩy sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và noradrenaline - tất cả đều giúp cải thiện tâm trạng.
Khảo sát trên 5.000 người tiêu dùng năm 2021 tại Anh, Italy, Phần Lan, Đức, Ba Lan phát hiện uống 75 mg caffeine mỗi 4 tiếng có thể khắc phục chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, từ đó cải thiện tâm trạng trong suốt cả ngày.
Cà phê hoặc trà làm giảm nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ, theo nghiên cứu thực hiện cuối năm 2021 ở các tình nguyện viên khỏe mạnh, từ 50 đến 74 tuổi.
Theo VnExpress