Nếu chúng ta không làm gì, sinh vật biển sẽ hứng chịu đại tuyệt chủng như khủng long?

Các nhà khoa học cho biết, nếu chúng ta không hạn chế lượng khí thải carbon, bắt đầu từ ngày hôm nay, sinh vật biển có thể tiến tới sự tuyệt chủng hàng loạt.
Khoảng 250 triệu năm trước, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã giết chết hơn 95% các loài sinh vật biển trên thế giới, một thảm kịch hiện được gọi là sự kiện "Đại tuyệt chủng". Tuy nhiên, theo nhiều cách, đây là một hệ quả tất yếu không thể tránh được, kết quả của các vụ phun trào núi lửa tự nhiên làm nóng lên các đại dương, phá vỡ nguồn cung cấp oxy dưới nước và khiến các "cư dân biển" chết ngạt.

Con người có thể tạo ra sự kiện "Đại tuyệt chủng" mới

Trong một bài nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu nói rằng cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay rất có thể đang đẩy chúng ta tới một cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt khác ở đại dương - đó là một cuộc đại tuyệt chủng không thua kém gì cuộc Đại diệt vong của khủng long trước đây. Nhưng họ cũng nói thêm, đó là điều có thể tránh được. Các vụ phun trào núi lửa không phải là nguyên nhân cuối cùng gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu lần này, mà nguyên nhân chính là từ những hoạt động của con người.
Cụ thể, con người đã thực hiện việc đốt nhiên liệu hóa thạch, là nguyên nhân chính gây ra những phát thải khí nhà kính làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu - nhưng đó là những hoạt động cần thiết để sản xuất nhiệt và điện của con người. Mặc dù một số công ty năng lượng đang dần cố gắng hướng tới năng lượng bền vững, không đốt nhiên liệu hóa thạch như năng lượng mặt trời, chúng ta vẫn đốt một lượng đáng kể nhiên liệu hóa thạch. Ở một số quốc gia, xu hướng này thậm chí còn có xu hướng đi lên.

Nếu chúng ta không làm gì, sinh vật biển sẽ hứng chịu đại tuyệt chủng như khủng long?
Justin Penn, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Princeton và đồng tác giả cho biết "Nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của các cuộc tuyệt chủng cực đoan đã đặt lại sự đa dạng của sinh vật biển trong gần 50 triệu năm qua." Tuy nhiên, ông cũng nói thêm là không quá muộn để ban hành các biện pháp cắt giảm khí nhà kính nhanh chóng và tích cực cần thiết để tránh những kết quả như vậy. Tuy nhiên có một câu hỏi rằng: "Nếu có điều gì đó có thể được thực hiện để cứu nơi duy nhất mà chúng ta gọi là nhà, chúng ta có nên làm mọi cách để thực hiện điều đó không?"

Một Trái Đất cực kỳ khắc nghiệt, vào năm 2300

Nghiên cứu mới của nhóm cho biết nếu tốc độ phát thải khí nhà kính hiện tại của nhân loại vẫn duy trì như hiện tại, chúng ta sẽ thấy Trái Đất ấm lên khoảng 4 đến 5 độ C ấm lên vào năm 2100. Và vào năm 2300, chúng ta sẽ thấy nhiệt độ lên tới 10 độ C. Khi đó, rất có thể sẽ xảy ra những vụ tuyệt chủng ngang bằng với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt "Big Five" trong lịch sử Trái đất, chẳng hạn như cuộc Đại tuyệt chủng đã xóa sổ khủng long cách đây 65 triệu năm, và đáng chú ý nhất là cuộc Đại diệt vong xảy ra trong kỷ nguyên Permi của Trái đất.
Nếu chúng ta không làm gì, sinh vật biển sẽ hứng chịu đại tuyệt chủng như khủng long?
Những con cá đuối đại bàng đang bơi ở Đại Tây Dương
Nghiên cứu trước đây của Penn, về cái được gọi là sự tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Permi, là yếu tố thúc đẩy những nỗ lực mới của ông. Ông nói: “Những thay đổi tương tự về môi trường đang xảy ra ngày nay do con người phát thải khí nhà kính. Và vì vậy, chúng tôi muốn biết những tác động đối với nguy cơ tuyệt chủng trong đại dương hiện đại."
Thật hoang mang khi nhận ra rằng hành tinh xanh của chúng ta đang thể hiện các điều kiện môi trường tương tự như thời điểm trước khi xảy ra một trong những sự kiện tàn khốc nhất thế giới. Nói cách khác thì chúng ta có thể thấy lịch sử sẽ lặp lại. Giống như thảm họa cuối kỷ Permi, các loài sinh vật biển có thể mất môi trường sống, thiếu oxy, buộc phải di cư đến những nơi chúng không quen thuộc - và do đó chúng không thể tồn tại - và trải qua nhiều tình huống nghiệt ngã khác. Thời điểm năm 2300 là thời điểm bất kỳ sự tuyệt chủng hàng loạt nào như vậy có thể xảy ra.

Vậy con người có thể làm gì?

Kịch bản được đặt ra bởi các nhà khoa học thật vô cùng đáng ngại, khi chúng ta phải chứng kiến những con số khổng lồ những sinh vật biển chết trong vòng vài thế kỷ tới. Nhưng đồng thời, họ cũng đưa ra những tia hy vọng với - đòi hỏi các chính trị gia, doanh nghiệp và những người khác phải hành động ngay lập tức hoặc các tổ chức có đủ quyền lực để chống lại khủng hoảng này.
Đó là trường hợp chúng ta "cùng nhau hành động và đảo ngược xu hướng phát thải của chúng ta để giữ cho hiện tượng ấm lên toàn cầu không tiếp diễn thêm nữa." Nghe có vẻ là một yêu cầu lớn lao, nhưng đây là điều có thể làm được.

Nếu chúng ta không làm gì, sinh vật biển sẽ hứng chịu đại tuyệt chủng như khủng long?
Biến đổi khí hậu đã làm nhiệt độ toàn cầu ấm lên. Bản đồ NASA này cho thấy sự khác biệt giữa năm 1979 và năm 2019
Từ 65 quốc gia, 278 nhà khoa học đã tập hợp lại với nhau và tìm ra cách giảm một nửa lượng khí thải carbon của nhân loại vào năm 2030. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 hoặc 2 độ C, IPCC cho biết năm 2025 chính là thời điểm đạt đỉnh về lượng khí thải của con người. Điều này có nghĩa là, kể từ thời điểm đó trở đi, mức độ phát thải carbon của chúng ta phải có đồ thị đi xuống.
Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu cách chúng ta có thể hạn chế lượng khí thải carbon. Ví dụ, mô hình khí hậu của một nhóm nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã tìm ra cách để hạn chế sự nóng lên xuống dưới mức 2 độ vào năm 2100. Điều này về mặt lý thuyết là hoàn toàn có thể và chúng ta vẫn cần phải thực hiện các kế hoạch này.
Có lẽ chỉ khi nào chúng ta có thể đi theo một con đường đúng hướng để giảm thiểu biến đổi khí hậu, thì những dự báo xấu về sự kiện đại tuyệt chủng mới có thể bị xóa khỏi dòng thời gian của nhân loại. Cụ thể hơn, nghiên cứu giải thích rằng nguy cơ tuyệt chủng ở biển được dự báo có thể sẽ giảm khoảng 70%.

Biển đang bị tấn công và tàn phá từ mọi hướng

Theo cách nào đó, những dự báo về sự tuyệt chủng hàng loạt ở biển của nghiên cứu mới còn ở mức độ "nhẹ nhàng" vì sự thật là mọi thứ có thể diễn ra tồi tệ hơn rất nhiều, nếu chúng ta xem xét tất cả các yếu tố khác đe dọa cuộc sống của "những người bạn dưới nước" của chúng ta. Nó bao gồm các yếu tố gây căng thẳng cho đại dương từ con người như đánh bắt quá mức, ô nhiễm và khai thác dưới đáy biển
Nếu chúng ta không làm gì, sinh vật biển sẽ hứng chịu đại tuyệt chủng như khủng long?
Nhựa trên đại dương
Penn cho biết: “Những tác động này sẽ làm tăng thêm hoặc thậm chí khuếch đại sự tuyệt chủng mà chúng tôi đã nghiên cứu từ sự nóng lên của khí hậu, nhưng hiện tại chúng tôi không có cách nào tốt để đưa chúng vào các mô hình của mình. Vì vậy, những sự tuyệt chủng mà chúng tôi dự đoán do khí hậu nóng lên nên được coi là bảo thủ."
Chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm chất thải trong đại dương đã trở nên tồi tệ đến mức mà chúng ta đã phát hiện vi nhựa trôi dạt ở Bắc Cực - điểm xa nhất về phía bắc mà bạn có thể đi trên hành tinh này. Hay việc đánh bắt quá mức gần rạn san hô Great Barrier đã làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên của khu vực, ngăn nó phục hồi từ các khía cạnh khác do con người gây ra - bao gồm cả sự nóng lên toàn cầu.
Điều đó giống như một chu kỳ, nhưng chúng ta có thể ngăn điều đó lại. "Những nỗ lực nhằm giảm các tác động khác lên hệ sinh thái đại dương, chẳng hạn như đánh bắt quá mức và ô nhiễm, cũng rất quan trọng, ngay cả khi chúng ta ngăn chặn được biến đổi khí hậu."


>>> Gần 2.000 loài bò sát có thể tuyệt chủng vì con người.
Nguồn Cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top