Nếu không hành động, rạn san hô có thể biến mất trong 3 thập kỷ tới

Đây là cảnh báo rất đáng lo ngại đối với sức khỏe của các rạn san hô trên toàn cầu.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố các khuyến nghị nhằm bảo vệ, bảo tồn và hiểu rõ hơn về các rạn san hô. Nhóm được gọi là Vibrant Oceans Initiative đã trình bày những phát hiện của họ tại Hội nghị Our Oceans mới đây.
Dự báo cho thấy các rạn san hô có khả năng bị suy thoái vào năm 2050, nếu các mục tiêu của Thỏa thuận Paris không thể đạt được. Ngay cả khi giảm phát thải mạnh mẽ, tới 90% san hô trên thế giới vẫn có thể biến mất trong ba thập kỷ tới.
Nếu không hành động, rạn san hô có thể biến mất trong 3 thập kỷ tới
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Jens Zinke của Đại học Leicester chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra, các rạn san hô đã bị tác động nghiêm trọng bởi sự ấm lên của đại dương trong ba đến bốn thập kỷ qua. Một số vị trí rạn san hô cho thấy tỷ lệ ấm lên thấp hơn hoặc được hưởng lợi từ các nhà hoạt động địa phương. Một số rạn san hô có khả năng chống lại hoặc phục hồi sau căng thẳng nhiệt nhanh hơn những rạn san hô khác. Những rạn san hô này có thể là khu bảo tồn trong điều kiện ấm lên trong tương lai. Đây là một hướng nghiên cứu mới nhằm tìm ra những địa điểm đó, bảo vệ chúng trước khi bị biến mất”.
Vào năm 2018, nhóm Vibrant Oceans đã xác định được 50 rạn san hô có khả năng tồn tại lâu nhất với biến đổi khí hậu. Những rạn san hô này nằm ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vùng biển Caribbe và phía đông của châu Phi.
Dựa trên kiến thức chuyên môn từ các trường đại học và các nhóm bảo tồn, sáu khuyến nghị đã được phát triển để thúc đẩy sự “tồn tại và bền vững” của các rạn san hô. Những khuyến nghị này được trình bày trong bài báo Forecasting Climate Sanctuaries for Securing the Future of Coral Reefs (Dự báo các khu bảo tồn khí hậu để đảm bảo tương lai của các rạn san hô).
Tiềm năng bảo tồn mang lại cho nhóm nghiên cứu hy vọng về sự thích nghi và tồn tại của các rạn san hô đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng chưa từng có.

>>> Cá heo, rùa biển bị đánh bắt tràn lan.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top