VNR Content
Pearl
Một nghiên cứu mới đưa ra trong tuần này cho thấy sức khỏe răng miệng tốt cũng có thể giúp giữ cho não bộ khỏe mạnh.
Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ cao hơn khi tuổi tác tăng lên. Nguy cơ này gia tăng đáng kể đối với những người bị mất một số răng hoặc bị móm hoàn toàn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của răng miệng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể, trong đó có não bộ. Tuy nhiên, đa số vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về mối liên hệ này.
Sức khỏe răng miệng kém làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi tuổi tác ngày càng tăng
Hiểu được điều này, một nhóm từ Đại học Đông Phần Lan đã tìm cách tiến hành phân tích tổng hợp các bằng chứng liên quan, nhằm lấp đầy những lỗ hổng còn tồn tại của các nghiên cứu trước đó. Họ đã thu thập và phân tích dữ liệu từ 47 nghiên cứu trước đó, liên quan đến sức khỏe răng miệng và não bộ của con người theo thời gian, xem xét cụ thể những người chưa được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ.
Cuối cùng, họ phát hiện những người có sức khỏe răng miệng kém có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức cao hơn 23%, nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn 21%. Họ cũng phát hiện, tình trạng rụng răng có liên quan mật thiết đến sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Cuối báo cáo về nghiên cứu, các tác giả khuyến cáo:
“Do tác động của suy giảm nhận thức đối với sức khỏe nha chu, các chuyên gia sức khỏe răng miệng cần nhắc nhở người bệnh chăm sóc răng miệng, đồng thời tích cực theo dõi để can thiệp khi sức khỏe răng miệng có dấu hiệu đi xuống. Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng nên được hỗ trợ để cung cấp tại mỗi gia đình.”
>>> Tại sao bạn nên dừng súc miệng sau khi chải răng xong?
Theo Gizmodo
Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ cao hơn khi tuổi tác tăng lên. Nguy cơ này gia tăng đáng kể đối với những người bị mất một số răng hoặc bị móm hoàn toàn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của răng miệng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể, trong đó có não bộ. Tuy nhiên, đa số vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về mối liên hệ này.
Hiểu được điều này, một nhóm từ Đại học Đông Phần Lan đã tìm cách tiến hành phân tích tổng hợp các bằng chứng liên quan, nhằm lấp đầy những lỗ hổng còn tồn tại của các nghiên cứu trước đó. Họ đã thu thập và phân tích dữ liệu từ 47 nghiên cứu trước đó, liên quan đến sức khỏe răng miệng và não bộ của con người theo thời gian, xem xét cụ thể những người chưa được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ.
Cuối cùng, họ phát hiện những người có sức khỏe răng miệng kém có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức cao hơn 23%, nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn 21%. Họ cũng phát hiện, tình trạng rụng răng có liên quan mật thiết đến sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Cuối báo cáo về nghiên cứu, các tác giả khuyến cáo:
“Do tác động của suy giảm nhận thức đối với sức khỏe nha chu, các chuyên gia sức khỏe răng miệng cần nhắc nhở người bệnh chăm sóc răng miệng, đồng thời tích cực theo dõi để can thiệp khi sức khỏe răng miệng có dấu hiệu đi xuống. Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng nên được hỗ trợ để cung cấp tại mỗi gia đình.”
>>> Tại sao bạn nên dừng súc miệng sau khi chải răng xong?
Theo Gizmodo