Nga sẽ tự chế tạo 1.000 máy bay mà không cần đến phụ tùng Mỹ và phương Tây

Theo Reuters, ngành công nghiệp hàng không Nga đã quyết định tự lực phát triển và sản xuất 1.000 máy bay trước khi thập kỉ này kết thúc, nhằm chấm dứt phụ thuộc vào các nhà sản xuất máy móc phụ tùng nước ngoài như Airbus và Boeing. Các chuyên gia trong ngành coi đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của Nga với phương Tây khó có thể hòa giải trong tương lai gần.
Nga sẽ tự chế tạo 1.000 máy bay mà không cần đến phụ tùng Mỹ và phương Tây
MC-21 - chiếc máy bay do Nga sản xuất trong nước
Trước hành động gây hấn của Nga ở Ukraine, các quốc gia phương Tây đã đáp trả bằng cách đưa ra những biện pháp trừng phạt cứng rắn, nhằm "bóp nghẹt" ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga.
Dù Nga được coi là một ông lớn trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, nhưng thị trường nội địa lại vẫn bị chi phối bởi nhiều gã khổng lồ như Airbus và Boeing. Hai hãng này chiếm 95% thị phần nội địa Nga. Hồi tháng 3, tờ Military Engineering đưa tin Nga đã nhanh chóng ban hành luật cho phép những máy bay này bay và có được chứng chỉ đủ điều kiện bay tại địa phương.
Tuy nhiên, do xung đột kéo dài, các biện pháp này đang giảm dần và Nga cần có kế hoạch dài hạn để giữ máy bay có thể luôn hoạt động trên không.

Mục tiêu tự cường đầy tham vọng của Nga​

Dưới thời Vladimir Putin, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga đã tìm thấy sức sống mới sau khi tập đoàn hàng không vũ trụ Rostec thuộc sở hữu nhà nước được thành lập vào năm 2007. Giờ đây, nhà sản xuất máy bay dân dụng duy nhất của Nga đã quyết định họ đáp ứng mọi nhu cầu của ngành. Những chiếc máy bay do nước ngoài sản xuất sẽ không duy trì trong đội bay của các hãng hàng không Nga.
Trong phản hồi gửi đến Reuters, tập đoàn cho biết không thấy máy bay Airbus và Boeing được chuyển giao cho Nga trong tương lai gần, đồng thời đã bắt tay vào hành trình chế tạo máy bay mới với các bộ phận sản xuất trong nước. Rostec sẽ bắt đầu quá trình này bằng cách thay thế những bộ phận nhập khẩu như động cơ Pratt & Whitney trên máy bay MS-21 hạng trung
Công ty cũng dự định sản xuất 20 chiếc máy bay mới thuộc dòng máy bay phản lực khu vực Superjet mới mỗi năm kể từ 2024. Từ nay đến năm 2030, Rostec dự định sản xuất 142 chiếc Superjet News, 270 chiếc MS-21, 70 chiếc máy bay phản lực tuốc bin cánh quạt Il-114, 70 chiếc máy bay Tu-214 hạng trung cũng như 12 chiếc máy bay thân rộng Il-96.

Thử nghiệm của Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?​

Nga sẽ tự chế tạo 1.000 máy bay mà không cần đến phụ tùng Mỹ và phương Tây
Động thái này của Nga dường như đi theo Trung Quốc khi quyết định cạnh tranh với Airbus A320 và Boeing 737 Max bằng máy bay C919 cây nhà lá vườn, vốn được sản xuất vào thời điểm không gặp phải bất kỳ áp lực trừng phạt nào. Trung Quốc đã thực hiện điều này cách đây 14 năm. Mới chỉ đầu tháng 9 vừa qua, sản phẩm này nhích gần hơn đến việc đạt được chứng nhận.
Chiếc máy bay này được lắp ráp tại Trung Quốc, nhưng vẫn phụ thuộc phần lớn vào phương Tây đối với các thành phần như hệ thống điện tử hàng không cũng như động cơ. Mặc dù máy bay thân hẹp này có thể đáp ứng nhu cầu hàng không của Trung Quốc trong thập kỷ tới, nhưng để thực sự tự chủ, nước này cần phải thay thế nhiều bộ phận bằng linh kiện sản xuất trong nước. Trung Quốc sẽ mất hàng tỉ USD cũng như ít nhất 1 thập kỉ để thực hiện điều này.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cái nhìn sơ lược về độ khó trong kế hoạch thực hiện của Nga theo khung thời gian đề ra. Các chuyên gia tin ngày, ngay cả khi đã chi ra một lượng tài lớn tài nguyên, Nga chỉ có thể sử dụng công nghệ hạng 2 bởi công nghệ loại tốt nhất hiện nay vẫn nằm ngoài tầm với.

>>> Mỹ có thể trừng phạt hãng chip nhớ Trung Quốc lén giao dịch với Huawei

Nguồn: Interesting Enginerring
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top