VNR Content
Pearl
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 03 dừng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư 16/2021 quy định việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng. Thông tư 03 có hiệu lực từ hôm nay đến hết năm 2023.
Trước đó, theo quy định áp dụng từ 2021, ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết sau 12 tháng từ khi trái phiếu này được bán và chỉ được mua lại chính loại mà tổ chức tín dụng đã bán trước đó. Nay Ngân hàng Nhà nước dừng điều khoản này, đồng nghĩa việc cho phép tổ chức tín dụng mua lại ngay trái phiếu chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM mà tổ chức này đã bán ra.
Điều kiện là bên mua trái phiếu trước đó đã thanh toán đủ tiền cho tổ chức tín dụng tại thời điểm ký hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của các nhà băng.
Việc ban hành Thông tư 03, theo Ngân hàng Nhà nước, góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng trong hai năm 2020 và 2021 với khối lượng phát hành lần lượt gần 462.000 tỷ đồng và 658.000 tỷ đồng, theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA).
Tuy nhiên, thị trường này đã chững lại sau các vụ bắt giữ lãnh đạo liên quan đến vi phạm trong phát hành, dùng vốn sai quy định của một số doanh nghiệp bất động sản lớn giữa năm ngoái. Trong khi đó, sức ép đáo hạn trái phiếu ngày càng tăng và số sẽ đáo hạn năm nay gần 273.000 tỷ đồng, theo ước tính của VNDirect.
Trước tình hình này, Chính phủ, các cơ quan đã có loạt động thái gỡ vướng. Đầu tháng 4, Nghị định 08 sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp cũng đã được ban hành, giúp thị trường dần ấm trở lại sau gần nửa năm "đóng băng".
Theo Minh Sơn - Vnexpress
Trước đó, theo quy định áp dụng từ 2021, ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết sau 12 tháng từ khi trái phiếu này được bán và chỉ được mua lại chính loại mà tổ chức tín dụng đã bán trước đó. Nay Ngân hàng Nhà nước dừng điều khoản này, đồng nghĩa việc cho phép tổ chức tín dụng mua lại ngay trái phiếu chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM mà tổ chức này đã bán ra.
Điều kiện là bên mua trái phiếu trước đó đã thanh toán đủ tiền cho tổ chức tín dụng tại thời điểm ký hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của các nhà băng.
Việc ban hành Thông tư 03, theo Ngân hàng Nhà nước, góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng trong hai năm 2020 và 2021 với khối lượng phát hành lần lượt gần 462.000 tỷ đồng và 658.000 tỷ đồng, theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA).
Tuy nhiên, thị trường này đã chững lại sau các vụ bắt giữ lãnh đạo liên quan đến vi phạm trong phát hành, dùng vốn sai quy định của một số doanh nghiệp bất động sản lớn giữa năm ngoái. Trong khi đó, sức ép đáo hạn trái phiếu ngày càng tăng và số sẽ đáo hạn năm nay gần 273.000 tỷ đồng, theo ước tính của VNDirect.
Trước tình hình này, Chính phủ, các cơ quan đã có loạt động thái gỡ vướng. Đầu tháng 4, Nghị định 08 sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp cũng đã được ban hành, giúp thị trường dần ấm trở lại sau gần nửa năm "đóng băng".
Theo Minh Sơn - Vnexpress