Hàn quốc đang trở thành người thứ 3 không mong muốn trong cuộc chiến công nghệ giành thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, đối tác thương mại chip bán dẫn lớn nhất của nước này.
Chính phủ Hàn Quốc đã đạt được sự đồng thuận từ nội bộ để trở thành thành viên chính thức trong liên minh Chip 4 do Mỹ lãnh đạo, và đang đợi thời điểm thích hợp để thông báo nó, thông tin trên được tiết lộ bởi một quan chức ẩn danh của chính phủ Hàn Quốc.
Biểu quyết tham gia liên minh Chip 4 nhận được sự đồng thuận cao trong nội bộ và được xem là không thể tránh khỏi, dù đồng nghĩa là quan hệ Trung - Hàn có thể bị sứt mẻ.
Nhiều chuyên gia đã hạ thấp khả năng Washington sẽ yêu cầu Seoul sớm áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn đến Trung Quốc, dù trước đó đã yêu cầu Nhật Bản và Hà Lan. Tuy nhiên, việc Mỹ quyết liệt hạn chế xuất khẩu đến các nhà máy sản xuất chip Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của những tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đặt tại Trung.
Hai nhà sản xuất bán dẫn của Hàn Quốc đặt tại Trung Quốc, Samsung và SK Hynix, đã được miễn một năm khỏi quy định hạn chế xuất khẩu của Mỹ, không rõ khi thời hạn một năm qua đi thì điều gì sẽ đón chờ 2 công ty này.
Vào thứ 3 tuần trước, đại diện thương mại của hai quốc gia lần đầu tiên tổ chức cuộc họp thảo luận về quy định hạn chế xuất khẩu, trong đó chính phủ Hàn Quốc bày tỏ những lo ngại về viễn cảnh nào sẽ diễn ra sau khi hết hạn một năm.
Đại diện Mỹ Thea Kendler, trợ lý bộ trưởng thương mại quản lý xuất khẩu, đảm bảo sẽ không có thông báo đột ngột hay bất ngờ nào trong năm tới đối với các công ty Hàn Quốc.
Trong một báo cáo được công bố đầu tháng này, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết ngành bán dẫn Hàn Quốc “về cơ bản phụ thuộc” vào Mỹ cùng các đồng minh để có máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất chip.
“Vì phải nhập khẩu thiết bị bán dẫn nên có sự mất cân bằng mang tính hệ thống trong ngành công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc, trái ngược hoàn toàn với khả năng mạnh mẽ của ngành sản xuất bộ nhớ bán dẫn”, trích từ báo cáo.
Báo cáo cho thấy tỷ lệ nội địa hóa thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc là khoảng 20%. Năm 2021, 77% giá trị nhập khẩu thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc đến từ Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan.
Ngành công nghiệp bán dẫn được tạo nên từ tổ hợp nhiều quốc gia với các vai trò sản xuất khác nhau, như thiết kế, đóng gói và sản xuất chip bán dẫn, nhưng chỉ một vài nước có đủ khả năng chế tạo thiết bị cao cấp để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến.
Mỹ vượt trội trong mảng thiết kế và xây dựng phần mềm cho chip bán dẫn, còn Hàn Quốc lại là xưởng đúc chip lớn thứ hai thế giới, điều này có nghĩa là công ty Hàn sẽ sản xuất chip dựa trên bản thiết kế của các nước khác.
“Các chip sản xuất tại Hàn Quốc gần như luôn yêu cầu các công cụ Mỹ và phần mềm Mỹ”, Chris Miller, phó giáo sư lịch sử quốc tế tại Đại học Tufts, cho biết.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã tăng gần 13 lần từ năm 2000 đến năm 2021.
Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu “vòi rồng” trên đang có dấu hiệu chững lại. Trung Quốc đang sử dụng nhiều chip bán dẫn nội địa hơn, do ngành này nằm trong danh sách nhóm ngành mà chính phủ hỗ trợ để sớm độc lập hoàn toàn.
Huawei là một trong những tập đoàn công nghệ từ Trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trừng phạt của Mỹ
Từ ngày 1 đến ngày 25/10 năm nay, xuất khẩu chip của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, sợi dây liên kết hai nền kinh tế châu Á vẫn khó bị cắt đứt hoàn toàn. Kim Yang-paeng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đã tiết lộ rằng công nghệ cùng hệ thống sản xuất hàng loạt của Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành đủ để sản xuất chip tiên tiến độc lập. Song chắc chắn một khi Trung Quốc có thể kiểm soát dây chuyền sản xuất độc lập, họ sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ nhập khẩu chất bán dẫn từ Hàn Quốc, vì vậy nhiệm vụ đa dạng hóa xuất khẩu là rất cần thiết với Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại, Kim cho biết.
“Chúng ta cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào bộ nhớ bán dẫn, lĩnh vực mà Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh nhất thế giới hiện nay”, Kim nói với Hankook Ilbo.
Ngoài ra, việc tăng cường nghiên cứu và phát triển thiết bị bán dẫn cũng rất cấp thiết. “Trước mắt, cần duy trì quan hệ hữu nghị với 3 quốc gia xuất khẩu thiết bị bán dẫn lớn thông qua liên minh Chip 4, đồng thời tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị cốt lõi để giảm phụ thuộc. Để làm được nhiệm vụ thứ 2 thì phải tập trung đầu tư - nghiên cứu và phát triển theo kế hoạch trung và dài hạn.
Hiện tại, ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đang trì trệ ở cấp độ 14 nanomet, đây chính là hệ lụy do không thể đảm bảo nguồn cung thiết bị bán dẫn. Vì vậy, nhiệm vụ duy trì ổn định nguồn cung thiết bị bán dẫn thông qua Chip 4 chính là yếu tố then chốt, quyết định tồn vong của ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc”, báo cáo KITA thông tin.
Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ-Trung sẽ tiếp tục lôi kéo thêm nhiều nước tham gia
Chính phủ Nhật Bản được cho là đang thảo luận về các biện pháp hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến và công nghệ liên quan sang Trung Quốc, sau khi Washington yêu cầu đồng minh áp đặt các biện pháp hạn chế tương tự của Mỹ lên Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với chất bán dẫn high-end và công cụ sản xuất chip sang Trung Quốc.
"Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu vật liệu, linh kiện và thiết bị bán dẫn nên có mức độ ảnh hưởng tương tự như Mỹ trong các chính sách hạn chế, nhưng thế mạnh của Hàn Quốc lại nằm ở sản xuất nên nếu Hàn Quốc tham gia trừng phạt thì có rất ít tác dụng”, Kwon Suk-joon, giáo sư kỹ thuật hóa học tại Đại học Sungkyunkwan ở Hàn Quốc, cho biết.
Theo Kim, mặt hàng xuất khẩu chính của ngành bán dẫn Hàn Quốc là bộ nhớ chứ không phải chất bán dẫn tiên tiến.
"Mỹ đã đưa ra yêu cầu hạn chế xuất khẩu sang Nhật Bản và Hà Lan. Nguyên nhân là vì 2 quốc gia trên có thể tự sản xuất thiết bị bán dẫn mà không cần công nghệ Mỹ. Còn Hàn Quốc lại có vị trí trong chuỗi cung ứng tương tự như Trung Quốc, đều phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ của 3 quốc tra trên”, Kim nói với tờ SCMP.
Giáo sư Miller của Tufts lưu ý rằng, có khả năng áp lực từ Washington sẽ tăng lên trong tương lai nếu các công ty Hàn Quốc bị phát hiện lén lút giúp đỡ Trung Quốc trốn tránh sự kiểm soát của Mỹ.
“Đại hội Quốc hội Mỹ tiếp theo sẽ tiếp tục thúc đẩy các đồng minh của Mỹ tham gia vào lệnh trừng phạt lên Trung Quốc. Hàn Quốc đang bị mắc kẹt trong mối quan hệ tay 3 đầy phức tạp, bỏ bên nào cũng không được, họ phải tìm cách cân bằng nó”, Miller chia sẻ.
>>>Trung Quốc làm gì để cứu ngành bán dẫn khi bị Mỹ dồn ép?
Nguồn: SCMP
Biểu quyết tham gia liên minh Chip 4 nhận được sự đồng thuận cao trong nội bộ và được xem là không thể tránh khỏi, dù đồng nghĩa là quan hệ Trung - Hàn có thể bị sứt mẻ.
Bị phụ thuộc nặng nề vào công nghệ và thiết bị của Mỹ
Các nhà phân tích cho rằng về lâu dài, Hàn Quốc phải tìm cách mở rộng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn đang thay đổi từng giờ từng phút, đồng thời trong ngắn hạn cần xích lại gần hơn với Mỹ và các đồng minh khác, những quốc gia mà Hàn Quốc phải phụ thuộc vào để có thiết bị máy móc.Nhiều chuyên gia đã hạ thấp khả năng Washington sẽ yêu cầu Seoul sớm áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn đến Trung Quốc, dù trước đó đã yêu cầu Nhật Bản và Hà Lan. Tuy nhiên, việc Mỹ quyết liệt hạn chế xuất khẩu đến các nhà máy sản xuất chip Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của những tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đặt tại Trung.
Hai nhà sản xuất bán dẫn của Hàn Quốc đặt tại Trung Quốc, Samsung và SK Hynix, đã được miễn một năm khỏi quy định hạn chế xuất khẩu của Mỹ, không rõ khi thời hạn một năm qua đi thì điều gì sẽ đón chờ 2 công ty này.
Đại diện Mỹ Thea Kendler, trợ lý bộ trưởng thương mại quản lý xuất khẩu, đảm bảo sẽ không có thông báo đột ngột hay bất ngờ nào trong năm tới đối với các công ty Hàn Quốc.
Trong một báo cáo được công bố đầu tháng này, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết ngành bán dẫn Hàn Quốc “về cơ bản phụ thuộc” vào Mỹ cùng các đồng minh để có máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất chip.
“Vì phải nhập khẩu thiết bị bán dẫn nên có sự mất cân bằng mang tính hệ thống trong ngành công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc, trái ngược hoàn toàn với khả năng mạnh mẽ của ngành sản xuất bộ nhớ bán dẫn”, trích từ báo cáo.
Báo cáo cho thấy tỷ lệ nội địa hóa thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc là khoảng 20%. Năm 2021, 77% giá trị nhập khẩu thiết bị bán dẫn của Hàn Quốc đến từ Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan.
Mỹ vượt trội trong mảng thiết kế và xây dựng phần mềm cho chip bán dẫn, còn Hàn Quốc lại là xưởng đúc chip lớn thứ hai thế giới, điều này có nghĩa là công ty Hàn sẽ sản xuất chip dựa trên bản thiết kế của các nước khác.
“Các chip sản xuất tại Hàn Quốc gần như luôn yêu cầu các công cụ Mỹ và phần mềm Mỹ”, Chris Miller, phó giáo sư lịch sử quốc tế tại Đại học Tufts, cho biết.
Doanh thu chủ yếu đến từ Trung Quốc
Mặt khác, Trung Quốc là đối tác thương mại bán dẫn lớn nhất của Hàn Quốc. Theo một báo cáo của KIEP hồi đầu năm nay, 43,2% tổng lượng chất bán dẫn của xứ kim chi được xuất khẩu đến đất nước tỷ dân vào năm 2020, 18,3% khác được Hong Kong nhập khẩu. Chỉ riêng hai khu vực này cũng đã chiếm 61.5% lượng chất bán dẫn do Hàn Quốc sản xuất.Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã tăng gần 13 lần từ năm 2000 đến năm 2021.
Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu “vòi rồng” trên đang có dấu hiệu chững lại. Trung Quốc đang sử dụng nhiều chip bán dẫn nội địa hơn, do ngành này nằm trong danh sách nhóm ngành mà chính phủ hỗ trợ để sớm độc lập hoàn toàn.
Từ ngày 1 đến ngày 25/10 năm nay, xuất khẩu chip của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, sợi dây liên kết hai nền kinh tế châu Á vẫn khó bị cắt đứt hoàn toàn. Kim Yang-paeng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đã tiết lộ rằng công nghệ cùng hệ thống sản xuất hàng loạt của Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành đủ để sản xuất chip tiên tiến độc lập. Song chắc chắn một khi Trung Quốc có thể kiểm soát dây chuyền sản xuất độc lập, họ sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ nhập khẩu chất bán dẫn từ Hàn Quốc, vì vậy nhiệm vụ đa dạng hóa xuất khẩu là rất cần thiết với Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại, Kim cho biết.
“Chúng ta cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào bộ nhớ bán dẫn, lĩnh vực mà Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh nhất thế giới hiện nay”, Kim nói với Hankook Ilbo.
Ngoài ra, việc tăng cường nghiên cứu và phát triển thiết bị bán dẫn cũng rất cấp thiết. “Trước mắt, cần duy trì quan hệ hữu nghị với 3 quốc gia xuất khẩu thiết bị bán dẫn lớn thông qua liên minh Chip 4, đồng thời tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị cốt lõi để giảm phụ thuộc. Để làm được nhiệm vụ thứ 2 thì phải tập trung đầu tư - nghiên cứu và phát triển theo kế hoạch trung và dài hạn.
Hiện tại, ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đang trì trệ ở cấp độ 14 nanomet, đây chính là hệ lụy do không thể đảm bảo nguồn cung thiết bị bán dẫn. Vì vậy, nhiệm vụ duy trì ổn định nguồn cung thiết bị bán dẫn thông qua Chip 4 chính là yếu tố then chốt, quyết định tồn vong của ngành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc”, báo cáo KITA thông tin.
Hàn Quốc có thể không bị ép trừng phạt Trung Quốc
Trong lúc đó, các nhà phân tích cho rằng khả năng Mỹ yêu cầu Seoul hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc là khá thấp.Chính phủ Nhật Bản được cho là đang thảo luận về các biện pháp hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến và công nghệ liên quan sang Trung Quốc, sau khi Washington yêu cầu đồng minh áp đặt các biện pháp hạn chế tương tự của Mỹ lên Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với chất bán dẫn high-end và công cụ sản xuất chip sang Trung Quốc.
"Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu vật liệu, linh kiện và thiết bị bán dẫn nên có mức độ ảnh hưởng tương tự như Mỹ trong các chính sách hạn chế, nhưng thế mạnh của Hàn Quốc lại nằm ở sản xuất nên nếu Hàn Quốc tham gia trừng phạt thì có rất ít tác dụng”, Kwon Suk-joon, giáo sư kỹ thuật hóa học tại Đại học Sungkyunkwan ở Hàn Quốc, cho biết.
Theo Kim, mặt hàng xuất khẩu chính của ngành bán dẫn Hàn Quốc là bộ nhớ chứ không phải chất bán dẫn tiên tiến.
"Mỹ đã đưa ra yêu cầu hạn chế xuất khẩu sang Nhật Bản và Hà Lan. Nguyên nhân là vì 2 quốc gia trên có thể tự sản xuất thiết bị bán dẫn mà không cần công nghệ Mỹ. Còn Hàn Quốc lại có vị trí trong chuỗi cung ứng tương tự như Trung Quốc, đều phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ của 3 quốc tra trên”, Kim nói với tờ SCMP.
Giáo sư Miller của Tufts lưu ý rằng, có khả năng áp lực từ Washington sẽ tăng lên trong tương lai nếu các công ty Hàn Quốc bị phát hiện lén lút giúp đỡ Trung Quốc trốn tránh sự kiểm soát của Mỹ.
“Đại hội Quốc hội Mỹ tiếp theo sẽ tiếp tục thúc đẩy các đồng minh của Mỹ tham gia vào lệnh trừng phạt lên Trung Quốc. Hàn Quốc đang bị mắc kẹt trong mối quan hệ tay 3 đầy phức tạp, bỏ bên nào cũng không được, họ phải tìm cách cân bằng nó”, Miller chia sẻ.
>>>Trung Quốc làm gì để cứu ngành bán dẫn khi bị Mỹ dồn ép?
Nguồn: SCMP