Ngành công nghiệp máy ảnh đã bị ảnh hưởng rất nặng nề khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên toàn cầu, nhưng đến lúc phúc hồi, chuỗi cung ứng trên thế giới lại sụp đổ. Rõ ràng, ngành công nghiệp máy ảnh hiện đang ở trong một tình thế rất khó khăn.
Đây có lẽ là một thực tế hiển nhiên đối với những ai chú ý đến thị trường điện tử trong suốt năm 2021. Hầu hết mọi sản phẩm đều còn rất ít hoặc thậm chí là không còn trên kệ hàng. Với lĩnh vực máy ảnh, trong những tháng đầu năm, số lượng sẵn hàng của Nikon Z7 II và Fujifilm GFX100S còn rất ít ỏi. Tình trạng này đã tiếp tục lây lan đến mọi máy ảnh và ống kính do những công ty khác sản xuất trong vài tháng sau đó. Dẫu các nhà sản xuất máy ảnh và ống kính vẫn hành động như thể chưa có gì diễn ra bằng cách thường xuyên công bố những sản phẩm mới, thế nhưng, gần như ngay sau đó, họ đã đưa ra các thông báo về việc thiếu hụt nguồn cung, nhu cầu “cao hơn dự kiến” hoặc trì hoãn lên kệ.
Các nhà sản xuất lớn trong mọi ngành công nghiệp cần đến microchip để cung cấp sức mạnh cho thiết bị đều biết rõ vấn đề này, ngay cả khi họ không thừa nhận nó. Nhiều thông tin rò rỉ gần đây cho biết, Apple, Audi và Sony đều rơi vào tình trạng thiếu hụt hoặc chậm trễ các sản phẩm lớn do vấn đề thiếu chip. Fujifilm đã xác nhận với PetaPixel rằng công ty đang trì hoãn bán ra chiếc ống kính XF23mm f/1.4 R LM WR. Theo kế hoạch ban đầu, chiếc ống kính này sẽ được lên kệ vào tháng 11, nhưng sau đó, Fujifilm đã quyết định chuyển sang tháng 2 năm sau. Fujifilm GFX 100S, Canon R5, Sony Alpha 1 cùng vô số ống kính mới được công bố trong năm nay đều đang ở trạng tháy đặt hàng trước. Hơn nữa, các công ty cũng không thể đưa ra thời gian giao hàng ước tính.
Một số chiếc máy ảnh dường như “miễn nhiễm” với vấn đề này. Chẳng hạn, Sony ZV-E10 được bán khá rộng rãi, tuy nhiên, đây cũng là một điều khá dễ hiểu khi chiếc máy ảnh này sử dụng lại các linh kiện từ những thiết bị cũ, giúp việc sản xuất và phân phối trở nên dễ dàng hơn. Sony từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Dẫu hầu hết các công ty đã âm thầm phát hành những tư vấn sản phẩm ngắn về tình trạng sản xuất, thế nhưng, không ai sẽ đề cập một cách cởi mở về vấn đề này. PetaPixel đã liên hệ với hầu hết những nhà sản xuất lớn để trao đổi về chủ đề này, và dĩ nhiên, tất cả đều từ chối đề cập đến. Ngay cả các đại lý lớn trên toàn cầu cũng giữ im lặng và không công ty nào thừa nhận tình trạng còn rất ít hàng tồn kho. Những công ty lớn trong ngành đều nhận thức được vấn đề này, nhưng tất cả dường như đều đang giả vờ như nó không tồn tại. Tất cả đều đang hành động như thể chưa có bất kỳ thay đổi nào xảy ra.
May mắn thay, không phải ai cũng giữ im lặng trước vấn đề này. MacKenzie Hughes, Tổng giám đốc của Forth Worth Camera ở Fort Worth, Texas, đã sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn với PetaPixel về vấn đề này. Tóm lại, ông xác nhận một vấn đề mà dường như mọi người đều đã biết: hầu hết mọi sản phẩm đều rất khó mua ở thời điểm hiện tại.
Hughes là thành viên của nhiều tổ chức dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn, anh ấy là thành viên của Photographic Research Organization (PRO) – một nhóm thành viên bao gồm các cửa hàng nhỏ như Fort Worth Camera. Hughes mô tả nhóm này như sự hợp tác giữa những công ty. Các thành viên có thể nhóm lại với nhau để mặc cả nhằm có được những giao dịch tốt hơn với các nhà sản xuất. Đó là lý do tại sao anh biết rằng đây không phải là tình huống mà mỗi anh gặp phải.
Hughes cho biết: “Nó đang đến và sẽ đi. Nó rất thất thường. Chúng ta đang gặp vấn đề thiếu hụt lớn.”
Hughes giải thích, do sự thất thường đó, đôi khi các sản phẩm sẽ cập bến đột ngột với số lượng lớn và tất cả cùng một lúc, nhưng sau đó, tình trạng sẵn có đó sẽ nhanh chóng cạn kiệt và biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng.
“Chúng tôi sẽ có một cuộc tấn công dữ dội từ Tamron và sau đó dừng lại. Ban đầu, chúng tôi không có gì từ Canon, sau đó, Canon lại đưa một loạt đến. Nó đến và đi nhanh chóng, với mỗi thương hiệu có những thời điểm khác nhau, chứ chẳng phải cùng một lúc từ mọi thương hiệu. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại nhận được một lô hàng nhưng chúng không nhất quán.”
Hughes tiết lộ, anh và các nhân viên của mình biết rằng mọi thứ đều trong nganh đều bất ổn và đang cố gắng hết sức để giúp khách hàng hiểu điều đó.
“Mọi thứ đều không ổn, đó là lý do tại sao bạn phải phản ứng nhanh hơn một chút. Đó đã là câu thần chú của chúng tôi.”
Nhu cầu hiện tại đang cao hơn so với những gì Hughes thấy trong vài năm qua, nhưng đáng tiếc lại không có sản phẩm để bán. Điều này đưa ngành công nghiệp máy ảnh vào một tình thế khó khăn bởi lần đầu tiên trong nhiều năm, khách hàng đang cố gắng tiêu tiền vào một ngành công nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Đáng buồn thay, các công ty không thể tận dụng lợi thế này. Ngành công nghiệp máy ảnh vẫn đang bị mắc kẹt, nhưng lý do lần này lại hoàn toàn khác và thậm chí còn khó chịu hơn.
Hughes cho biết: “Nhu cầu thực sự đang tăng cao ở hiện tại. Nhu cầu cao hơn nhiều vì mọi người đều biết rằng có sự thiếu hụt. Tôi đang tham gia một cuộc họp với các đồng nghiệp trong ngành in và tình trạng cũng tương tự. Ngành in gặp phải những vấn đề về vận chuyển, hóa chất dựng ảnh hoặc đơn giản hơn là việc vận chuyển giấy.”
Hughes xác nhận, sự khan hiếm của các mặt hàng không chỉ khiến nhu cầu tăng cao mà các cửa hàng máy ảnh nhỏ trong khu vực bị o ép.
“Chúng tôi đã không nhận được bất kỳ chiếc máy ảnh có giá trị 6.000 USD nào ngoại trừ những đơn hàng đặc biệt cách đây 3 năm”, Hughes cho biết. “Chúng tôi đã đặt hàng 50 chiếc máy ảnh EOS R3 chỉ để có thể có được 5 chiếc, và chúng tôi không phải một cửa hàng lớn.”
“Mọi người đang chi nhiều tiền hơn và mạnh tay hơn bởi họ biết rằng họ không thể có được nó. Tôi chưa từng thấy mọi người sẵn đón máy ảnh số nhiều đến như vậy. Những chiếc máy ảnh số đã quay trở lại và bây giờ có những người sẵn sàng trả trước cho những chiếc máy ảnh chưa tồn tại. Chẳng hạn, mọi người đã bỏ 3000 USD cho EOS R3, vốn là một chiếc máy ảnh mà họ không biết nó có giá bao nhiêu. Bây giờ, điều đó đang xảy ra với Nikon Z9. Đã có một vài người trả trước cho 10 chiếc trong số chúng mới đây.”
Hughes cho hay, tình hình dường như đang diễn ra có lợi hơn cho cửa hàng của anh so với các đơn vị bán lẻ trực tuyến lớn hơn. Do khách hàng không có được lợi thế từ việc giao hàng nhanh chóng và mua sắm trực tuyến dễ dàng, thế nên, lợi thế của các cửa hàng truyền thống đã quay trở lại.
Hughes nói: “Nếu bạn không thể mua nó tại các đơn vị bán lẻ lớn, tại sao không mua nó từ chúng tôi. Chúng tôi không ngại ngùng khi nói với những người khác rằng chúng tôi không có sẵn sản phẩm. Đó là một lợi thế khi mua sắm ở đây. Hãy quên đi việc bạn có thể cầm trên tay sản phẩm bởi bạn không thể, nhưng bạn có thể trao đổi với một người thực mà bạn không thể làm được ở những nơi khác. Chúng tôi đang ở đây và đó là một trải nghiệm thú vị.”
Khi được hỏi tại sao anh tin rằng tình hình đã tồi tệ như vậy và nghĩ khi nào nó sẽ được cải thiện, Huges không chắc chắn về câu trả lời, nhưng anh giải thích, vấn đề đó không chỉ đến từ tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.
“Tôi nghĩ hơi ngây thơ nếu chỉ đổ lỗi cho sự thiết hụt chip khi những vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn đang tồn tại ở đó. Có rất nhiều tàu đậu ở bến cảng không thể dỡ hàng được.”
Trừ khi khi cả những vấn đề về chuỗi cung ứng lẫn tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu được giải quyết, tình hình sẽ khó có tín hiệu khả quan. Nhiều nguồn tin trong ngành dự đoán, vấn đề thiếu hụt có thể kéo dài ít nhất trong một năm nữa, trong khi một số lại cho rằng nó có thể còn tồi tệ hơn nữa và không có hồi kết.
Nguồn: PetaPixel
Các nhà sản xuất lớn trong mọi ngành công nghiệp cần đến microchip để cung cấp sức mạnh cho thiết bị đều biết rõ vấn đề này, ngay cả khi họ không thừa nhận nó. Nhiều thông tin rò rỉ gần đây cho biết, Apple, Audi và Sony đều rơi vào tình trạng thiếu hụt hoặc chậm trễ các sản phẩm lớn do vấn đề thiếu chip. Fujifilm đã xác nhận với PetaPixel rằng công ty đang trì hoãn bán ra chiếc ống kính XF23mm f/1.4 R LM WR. Theo kế hoạch ban đầu, chiếc ống kính này sẽ được lên kệ vào tháng 11, nhưng sau đó, Fujifilm đã quyết định chuyển sang tháng 2 năm sau. Fujifilm GFX 100S, Canon R5, Sony Alpha 1 cùng vô số ống kính mới được công bố trong năm nay đều đang ở trạng tháy đặt hàng trước. Hơn nữa, các công ty cũng không thể đưa ra thời gian giao hàng ước tính.
Một số chiếc máy ảnh dường như “miễn nhiễm” với vấn đề này. Chẳng hạn, Sony ZV-E10 được bán khá rộng rãi, tuy nhiên, đây cũng là một điều khá dễ hiểu khi chiếc máy ảnh này sử dụng lại các linh kiện từ những thiết bị cũ, giúp việc sản xuất và phân phối trở nên dễ dàng hơn. Sony từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.
Dẫu hầu hết các công ty đã âm thầm phát hành những tư vấn sản phẩm ngắn về tình trạng sản xuất, thế nhưng, không ai sẽ đề cập một cách cởi mở về vấn đề này. PetaPixel đã liên hệ với hầu hết những nhà sản xuất lớn để trao đổi về chủ đề này, và dĩ nhiên, tất cả đều từ chối đề cập đến. Ngay cả các đại lý lớn trên toàn cầu cũng giữ im lặng và không công ty nào thừa nhận tình trạng còn rất ít hàng tồn kho. Những công ty lớn trong ngành đều nhận thức được vấn đề này, nhưng tất cả dường như đều đang giả vờ như nó không tồn tại. Tất cả đều đang hành động như thể chưa có bất kỳ thay đổi nào xảy ra.
Hughes là thành viên của nhiều tổ chức dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn, anh ấy là thành viên của Photographic Research Organization (PRO) – một nhóm thành viên bao gồm các cửa hàng nhỏ như Fort Worth Camera. Hughes mô tả nhóm này như sự hợp tác giữa những công ty. Các thành viên có thể nhóm lại với nhau để mặc cả nhằm có được những giao dịch tốt hơn với các nhà sản xuất. Đó là lý do tại sao anh biết rằng đây không phải là tình huống mà mỗi anh gặp phải.
Hughes cho biết: “Nó đang đến và sẽ đi. Nó rất thất thường. Chúng ta đang gặp vấn đề thiếu hụt lớn.”
Hughes giải thích, do sự thất thường đó, đôi khi các sản phẩm sẽ cập bến đột ngột với số lượng lớn và tất cả cùng một lúc, nhưng sau đó, tình trạng sẵn có đó sẽ nhanh chóng cạn kiệt và biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng.
“Chúng tôi sẽ có một cuộc tấn công dữ dội từ Tamron và sau đó dừng lại. Ban đầu, chúng tôi không có gì từ Canon, sau đó, Canon lại đưa một loạt đến. Nó đến và đi nhanh chóng, với mỗi thương hiệu có những thời điểm khác nhau, chứ chẳng phải cùng một lúc từ mọi thương hiệu. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại nhận được một lô hàng nhưng chúng không nhất quán.”
Hughes tiết lộ, anh và các nhân viên của mình biết rằng mọi thứ đều trong nganh đều bất ổn và đang cố gắng hết sức để giúp khách hàng hiểu điều đó.
“Mọi thứ đều không ổn, đó là lý do tại sao bạn phải phản ứng nhanh hơn một chút. Đó đã là câu thần chú của chúng tôi.”
Hughes cho biết: “Nhu cầu thực sự đang tăng cao ở hiện tại. Nhu cầu cao hơn nhiều vì mọi người đều biết rằng có sự thiếu hụt. Tôi đang tham gia một cuộc họp với các đồng nghiệp trong ngành in và tình trạng cũng tương tự. Ngành in gặp phải những vấn đề về vận chuyển, hóa chất dựng ảnh hoặc đơn giản hơn là việc vận chuyển giấy.”
Hughes xác nhận, sự khan hiếm của các mặt hàng không chỉ khiến nhu cầu tăng cao mà các cửa hàng máy ảnh nhỏ trong khu vực bị o ép.
“Chúng tôi đã không nhận được bất kỳ chiếc máy ảnh có giá trị 6.000 USD nào ngoại trừ những đơn hàng đặc biệt cách đây 3 năm”, Hughes cho biết. “Chúng tôi đã đặt hàng 50 chiếc máy ảnh EOS R3 chỉ để có thể có được 5 chiếc, và chúng tôi không phải một cửa hàng lớn.”
“Mọi người đang chi nhiều tiền hơn và mạnh tay hơn bởi họ biết rằng họ không thể có được nó. Tôi chưa từng thấy mọi người sẵn đón máy ảnh số nhiều đến như vậy. Những chiếc máy ảnh số đã quay trở lại và bây giờ có những người sẵn sàng trả trước cho những chiếc máy ảnh chưa tồn tại. Chẳng hạn, mọi người đã bỏ 3000 USD cho EOS R3, vốn là một chiếc máy ảnh mà họ không biết nó có giá bao nhiêu. Bây giờ, điều đó đang xảy ra với Nikon Z9. Đã có một vài người trả trước cho 10 chiếc trong số chúng mới đây.”
Hughes nói: “Nếu bạn không thể mua nó tại các đơn vị bán lẻ lớn, tại sao không mua nó từ chúng tôi. Chúng tôi không ngại ngùng khi nói với những người khác rằng chúng tôi không có sẵn sản phẩm. Đó là một lợi thế khi mua sắm ở đây. Hãy quên đi việc bạn có thể cầm trên tay sản phẩm bởi bạn không thể, nhưng bạn có thể trao đổi với một người thực mà bạn không thể làm được ở những nơi khác. Chúng tôi đang ở đây và đó là một trải nghiệm thú vị.”
Khi được hỏi tại sao anh tin rằng tình hình đã tồi tệ như vậy và nghĩ khi nào nó sẽ được cải thiện, Huges không chắc chắn về câu trả lời, nhưng anh giải thích, vấn đề đó không chỉ đến từ tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.
“Tôi nghĩ hơi ngây thơ nếu chỉ đổ lỗi cho sự thiết hụt chip khi những vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn đang tồn tại ở đó. Có rất nhiều tàu đậu ở bến cảng không thể dỡ hàng được.”
Trừ khi khi cả những vấn đề về chuỗi cung ứng lẫn tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu được giải quyết, tình hình sẽ khó có tín hiệu khả quan. Nhiều nguồn tin trong ngành dự đoán, vấn đề thiếu hụt có thể kéo dài ít nhất trong một năm nữa, trong khi một số lại cho rằng nó có thể còn tồi tệ hơn nữa và không có hồi kết.
Nguồn: PetaPixel