Ngay cả thế giới động vật cũng tồn tại sự bất bình đẳng giàu nghèo

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Behavioral Ecology, các khái niệm liên quan đến con người như sự giàu có và bất bình đẳng giữa các thế hệ cũng xuất hiện trên một số loài động vật.
Ngay cả thế giới động vật cũng tồn tại sự bất bình đẳng giàu nghèo
Việc thừa kế một số tài sản không di truyền như tổ, lãnh thổ hoặc công cụ có thể đóng góp phần lớn vào sức khỏe của động vật, khả năng sinh tồn và sinh sản thành công của chúng.
Ý tưởng cho nghiên cứu này xuất hiện từ trong đại dịch. Tiến sĩ Jennifer Smith, một nhà sinh thái học hành vi tại Mills College đã bắt đầu tìm hiểu về sự chênh lệch và bất bình đẳng sức khỏe do Covid-19 gây ra với các đồng nghiệp của cô tại UCLA.
Các nhà nghiên cứu sau đó tự hỏi liệu bất bình đẳng có tồn tại ở động vật và có thể nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn về sự bất bình đẳng ở người hay không.
Tiến sĩ Smith cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu tìm kiếm, chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều ví dụ. Cụ thể những con gà gô đỏ non có nhiều cơ hội xây dựng lãnh thổ riêng thành công hơn nếu thế hệ trước hoặc họ hàng chúng ở gần đó".
Ngay cả thế giới động vật cũng tồn tại sự bất bình đẳng giàu nghèo
Trong khi những con sóc đỏ Bắc Mỹ cái thường may mắn hơn khi nhận được số lượng lớn các loại hạt từ mẹ, từ đó giúp chúng tồn tại lâu hơn và sinh sản sớm hơn.
Những con linh cẩu cái có mẹ ở địa vị cao trong đàn cũng được thừa hưởng những ưu tiên nhất định và dễ tiếp cận với nguồn thức ăn hơn. Hay một số tinh tinh và khỉ cũng được thừa hưởng những công cụ làm bằng đá từ cha mẹ của chúng để thuận tiện trong việc đập vỏ các loại hạt để ăn.
Tiến sĩ Smith nói: “Con người truyền lại của cải vật chất như đồ bạc, nhà cửa hoặc đất đai cho thế hệ sau. Động vật cũng làm được điều này. Nó xảy ra ở nhiều loài: một số cá thể được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài nguyên trong khi những loài khác thì không”.
Eric Alden Smith, giáo sư danh dự về nhân chủng học tại Đại học Washington chia sẻ: “Con người có ngôn ngữ và do đó có những thứ như truyền thống văn hóa, quy tắc, chuẩn mực,…Vì vậy, khả năng truyền lại của cải vật chất và trí tuệ cho một người là lớn hơn rất nhiều. Nhưng ở mức độ trừu tượng hơn, nhiều loài động vật khác cũng có cái gọi là quyền tài sản và được thể hiện dưới dạng các yêu sách lãnh thổ dù được thừa nhận hay không”.
Theo Tiến sĩ Smith và các đồng nghiệp của bà, việc sử dụng các thuật ngữ chứa đầy ý thức hệ như “đặc quyền” và “bất bình đẳng” khi mô tả hành vi của động vật có thể không chính xác hoàn toàn nhưng theo họ, hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc sinh học của những khái niệm này có thể giúp chúng ta làm rõ cả các khía cạnh trong hành vi của con người.
Ngay cả thế giới động vật cũng tồn tại sự bất bình đẳng giàu nghèo
Một số loài linh trưởng được thừa hưởng các công cụ kiếm ăn từ thế hệ trước
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng việc tìm ra sự bất bình đẳng trong tự nhiên không giống như việc biện minh cho nó. Các phát hiện trong nghiên cứu có thể bị hiểu sai thành sự bất bình đẳng tồn tại ở khắp mọi nơi, kể cả trong thế giới con người lẫn các loài động vật khác nên chúng ta không thể làm gì khác.
Nhưng tiến sĩ Smith cho rằng, không giống các loài động vật khác, chúng ta có thể hiểu được sự bất bình đẳng và có thể đưa ra các hành động để thay đổi sự bất bình đẳng đó trong xã hội.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top