Ngày Mặt Trời "nuốt chửng" Trái Đất, loài người buộc phải rời bỏ hành tinh xanh

Mặt trời đang di chuyển theo cách có thể suy đoán được trên bầu trời và một điều chắc chắn rằng mối quan hệ của nó với trái đất luôn thay đổi. Trên thực tế, khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trời không tĩnh theo năm tháng. Vậy thì khoảng cách này đang ngày một gần hơn hay xa hơn? Và những lực nào đang tác động lên hành tinh cũng như ngôi sao của chúng ta?
Câu trả lời là: mặt trời sẽ ngày càng xa trái đất hơn theo thời gian. Theo NASA, trung bình, trái đất cách mặt trời khoảng 93 triệu dặm (150 triệu km). Tuy nhiên, quỹ đạo của nó không hoàn toàn tròn mà sẽ theo hình elip hoặc bầu dục, có nghĩa là khoảng cách của trái đất với mặt trời có thể nằm trong khoảng 91,4 triệu đến 94,5 triệu dặm (147,1 triệu đến 152,1 triệu km).
Tính trung bình, độ mở rộng giữa trái đất và mặt trời đang tăng dần theo thời gian. Khoảng cách ngày càng tăng này có 2 nguyên nhân chính. Một là do mặt trời đang bị mất dần khối lượng theo thời gian, thứ hai là do các lực tương tự gây ra thủy triều trên trái đất.

Ngày Mặt Trời nuốt chửng Trái Đất, loài người buộc phải rời bỏ hành tinh xanh

Mặt trời đang nhỏ dần

Các phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ cung cấp năng lượng cho mặt trời chuyển đổi khối lượng thành năng lượng, tuân theo phương trình nổi tiếng của Einstein E = mc ^ 2 . Bởi vì mặt trời liên tục sản xuất năng lượng, cho nên nó cũng mất dần khối lượng. Theo dự tính của NASA, trong suốt thời gian tồn tại của mặt trời - khoảng 5 tỷ năm nữa - mô hình về cách các ngôi sao phát triển theo thời gian dự đoán mặt trời sẽ mất khoảng 0,1% tổng khối lượng trước khi chết.
Con số 0.1% nghe có vẻ không nhiều nhưng đối với hành tinh khổng lồ, đó là một khối lượng lớn - tương đương với khối lượng sao Mộc. Còn sao Mộc ước tính có có khối lượng gấp khoảng 318 lần trái đất.
Cường độ lực hút của một vật thường tỷ lệ thuận với khối lượng của nó. Do mặt trời đang giảm khối lượng, lực kéo của nó lên trái đất đang yếu đi, khiến hành tinh của chúng ta trôi ra xa ngôi sao mặt trời khoảng 6 cm mỗi năm. Khoảng cách này hiện tại không đáng kể, đặc biệt là so với sự biến đổi bình thường về khoảng cách quỹ đạo của trái đất xảy ra do quỹ đạo thiên về hình elip của nó.

Ngày Mặt Trời nuốt chửng Trái Đất, loài người buộc phải rời bỏ hành tinh xanh

Những ảnh hưởng của thủy triều

Lực hút của mặt trăng dẫn đến hiện tượng thủy triều trên trái đất, và lực hấp dẫn của trái đất cũng kéo theo mặt trời điều này làm kéo dài mặt của mặt trời đối diện với Trái đất, dẫn đến hiện tượng "tidal bulge" (được hiểu là thủy triều phình ra).
Mặt trời quay trên trục của nó với chu kỳ khoảng 27 ngày. Tốc độ này có thể nhanh hơn 365 ngày hoặc lâu hơn để trái đất hoàn thành một quỹ đạo quanh mặt trời, nên khối phồng thủy triều mà Trái đất tạo ra trên mặt trời nằm phía trước trái đất.
Khối lượng của khối phồng có một lực hấp dẫn gắn liền với nó, kéo trái đất về phía trước trên quỹ đạo của nó và đưa ra xa mặt trời hơn. Tuy nhiên, các lực thủy triều này có tác động rất yếu đến quỹ đạo Trái Đất, chúng khiến Trái Đất di chuyển ra xa mặt trời khoảng 0,0001 inch (0,0003 cm) mỗi năm.

Những ảnh hưởng đến khí hậu trên trái đất

Khoảng cách ngày càng tăng này cũng ảnh hưởng đến khí hậu trên trái đất. Khi trái đất di chuyển khỏi mặt trời, ánh sáng của mặt trời sẽ trở nên mờ hơn, sự mờ đi này tương ứng với việc giảm 0,4% năng lượng mặt trời chiếu vào bề mặt trái đất.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là khi mặt trời phát triển trong 5 tỷ năm tới, các mô hình tiến hóa sao dự đoán rằng nó sẽ tăng độ sáng khoảng 6% sau mỗi 1 tỷ năm, làm tăng nhiệt độ Trái đất từ từ và làm sôi trào các đại dương. Theo dự tính thì đến một ngày nào đó, trái đất không còn là nơi con người sinh sống, trước khi mặt trời có thể "nuốt chửng" nó.


Ngày Mặt Trời nuốt chửng Trái Đất, loài người buộc phải rời bỏ hành tinh xanh

Cái chết của mặt trời và cũng là ngày kết thúc sự sống trên Trái Đất

Trong khoảng 5 tỷ năm nữa, sau khi mặt trời cạn kiệt nhiên liệu hydro, nó sẽ bắt đầu nở ra, trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ. Giả sử trái đất tiếp tục không bị gián đoạn gì trong quá trình của nó, liệu nó có thể ở đủ xa khi mặt trời đang "hấp hối" để tồn tại sau cái chết của ngôi sao này không?
Hiện khoa học vẫn đang có những bất đồng trong quan điểm về việc mặt trời sẽ nở ra bao nhiêu trong giai đoạn khổng lồ đỏ của nó. Có những dự đoán là nó sẽ không bung ra đủ để tiếp cận trái đất, nghĩa là hành tinh của chúng ta vẫn có thể tồn tại và tiếp tục quay quanh quỹ đạo. Tuy nhiên, hầu hết các ước tính cho thấy mặt trời sẽ phát triển đủ để nuốt chửng Trái đất, dẫn hành tinh này đi theo hình xoắn ốc và đi vào quên lãng.
Ngay cả khi trái đất còn tồn tại thì khả năng là con người không thể sống được ở đó nữa. Sức nóng và bức xạ từ mặt trời xâm lấn sẽ không chỉ làm sôi đại dương và bầu khí quyển, mà còn có thể làm sôi chính trái đất. Con người sẽ phải rời khỏi quả cầu nham thạch rực lửa rất lâu trước khi nó bị nuốt chửng.


>>>Hệ Mặt Trời thuở sơ khai như thế nào? Các tiểu hành tinh đang nói gì với chúng ta?
>>>"Siêu Trái đất" có thể duy trì sự sống ngoài hành tinh trong 84 tỷ năm
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top