VNR Content
Pearl
Năm 2023, dịp lễ 30.4 - 1.5 trùng vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10.3 âm lịch nên người lao động trên cả nước được nghỉ tối đa 5 ngày liên tiếp. Tuy nhiên, thay vì phấn khích lên kế hoạch cho chuyến nghỉ dưỡng dài ngày, nhiều gia đình đang đành phải ngậm ngùi lên lịch nghỉ dưỡng... tại gia vì giá vé máy bay quá đắt đỏ.
"Vé máy bay đợt này đắt thật. Mấy nhà định rủ nhau đi Nha Trang, nghĩ giá vé có đắt cũng chỉ hơn 2 triệu đồng/vé khứ hồi thôi, ai dè toàn 4-5 triệu là ít nhất" - một độc giả sống tại Hà Nội chia sẻ, sau khi lần lượt nhận thông báo "hủy kèo" của những gia đình thân thiết về chuyến đi đã lên kế hoạch.
Cuối tháng 11 năm ngoái, gia đình anh tổ chức chuyến đi Nha Trang - Đà Lạt, mua vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - Nha Trang cũng chỉ hơn 1,4 triệu đồng/người. Anh không nghĩ đặt sớm từ trước một tháng mà giá vé vẫn lên tới gần 5 triệu đồng/người/vé khứ hồi. Và đây là tình trạng chung của các chuyến bay trong nước chứ không riêng gì điểm đến Nha Trang.
Anh cho biết mình cũng đã thử lùi chuyến đi tới tháng 6 để xem có rẻ hơn không nhưng cuối cùng vẫn bỏ cuộc vì đến gần hết tháng 7 giá vé cũng không lúc nào xuống dưới 4 triệu đồng.
Khảo sát trên các trang bán vé trực tuyến, hầu hết vé máy bay tới các điểm du lịch nổi tiếng trong nước đã bắt đầu tăng vọt, kéo dài từ cao điểm lễ 30.4 - 1.5 đến cao điểm hè (tháng 6 - tháng 8).
Đơn cử, từ TP.HCM - Phú Quốc ngày 28.3, về 3.5, nếu chọn chuyến bay sáng sớm hoặc đêm khuya của hãng Vietjet tiết kiệm nhất thì số tiền phải trả cũng lên tới hơn 4 triệu đồng cho cặp vé khứ hồi; nếu chọn Vietnam Airlines thì con số là trên 4,2 triệu đồng.
Vé từ Hà Nội/TP.HCM đi Đà Nẵng mùa lễ thấp nhất của Vietjet là hơn 4,2 triệu đồng/vé khứ hồi; Bamboo Airways gần 5 triệu đồng bay cùng ngày; trong khi nếu mua Vietnam Airlines giá hơn 5,2 triệu đồng, ngang vé mùa Tết Nguyên đán. Thực tế, vào những ngày này, khung giờ nào vé cũng ngang nhau, không chênh lệch nhiều.
Lý giải giá vé máy bay cao ngất ngưởng, đại diện một hãng hàng không cho hay, giá vé máy bay tăng cao hiện nay chưa hẳn vì nhu cầu đi lại của du khách tăng đột biến mà phần lớn do các hãng hàng không chưa tăng tải cung ứng vé mùa cao điểm.
Thời điểm này, một số gia đình đã lên kế hoạch nghỉ lễ, mua vé nhưng số chuyến bay còn ít, các dải giá vé thấp đã bán hết nên chỉ còn vé giá cao. Với các đường bay xuất phát từ TP.HCM là đường bay lớn hơn, đẩy tải nhiều hơn nên giá vé dịp lễ chưa "nóng".
"Vé máy bay đợt này đắt thật. Mấy nhà định rủ nhau đi Nha Trang, nghĩ giá vé có đắt cũng chỉ hơn 2 triệu đồng/vé khứ hồi thôi, ai dè toàn 4-5 triệu là ít nhất" - một độc giả sống tại Hà Nội chia sẻ, sau khi lần lượt nhận thông báo "hủy kèo" của những gia đình thân thiết về chuyến đi đã lên kế hoạch.
Anh cho biết mình cũng đã thử lùi chuyến đi tới tháng 6 để xem có rẻ hơn không nhưng cuối cùng vẫn bỏ cuộc vì đến gần hết tháng 7 giá vé cũng không lúc nào xuống dưới 4 triệu đồng.
Khảo sát trên các trang bán vé trực tuyến, hầu hết vé máy bay tới các điểm du lịch nổi tiếng trong nước đã bắt đầu tăng vọt, kéo dài từ cao điểm lễ 30.4 - 1.5 đến cao điểm hè (tháng 6 - tháng 8).
Đơn cử, từ TP.HCM - Phú Quốc ngày 28.3, về 3.5, nếu chọn chuyến bay sáng sớm hoặc đêm khuya của hãng Vietjet tiết kiệm nhất thì số tiền phải trả cũng lên tới hơn 4 triệu đồng cho cặp vé khứ hồi; nếu chọn Vietnam Airlines thì con số là trên 4,2 triệu đồng.
Lý giải giá vé máy bay cao ngất ngưởng, đại diện một hãng hàng không cho hay, giá vé máy bay tăng cao hiện nay chưa hẳn vì nhu cầu đi lại của du khách tăng đột biến mà phần lớn do các hãng hàng không chưa tăng tải cung ứng vé mùa cao điểm.
Thời điểm này, một số gia đình đã lên kế hoạch nghỉ lễ, mua vé nhưng số chuyến bay còn ít, các dải giá vé thấp đã bán hết nên chỉ còn vé giá cao. Với các đường bay xuất phát từ TP.HCM là đường bay lớn hơn, đẩy tải nhiều hơn nên giá vé dịp lễ chưa "nóng".