Nghi ngờ Covid-19 có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản của nam giới?

Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện, virus SARS-CoV2 có thể làm giảm nghiêm trọng lượng tinh trùng và nồng độ hooc-môn testosterone ở loài gặm nhấm.
Nghi ngờ Covid-19 có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản của nam giới?
Nghiên cứu mới tiết lộ, Covid-19 có thể gây rắc rối cho sức khỏe tinh hoàn, bao gồm giảm kích thước, số lượng tinh trùng và nồng độ testosterone. Nghiên cứu công bố vào ngày 18/2 là kết quả do các nhà khoa học tại Đại học Hồng Kông tiến hành trong nhiều tháng, nhằm điều tra tác động của Covid-19 đối với tinh hoàn của chuột hamster.
Lượng virus SARS-CoV2 thay đổi đã được chuyển qua đường mũi vào bên trong cơ thể một con chuột hamster và chỉ một số con đã được tiêm phòng. Những con chuột hamster chưa được tiêm đã chết từ 1-120 ngày sau khi bị nhiễm Covid-19, các nhà khoa học đã kiểm tra tinh hoàn chúng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện sự sụt giảm cấp tính về lượng tinh trùng, nồng độ testosterone từ 4-7 ngày ở những con chuột bị nhiễm và chưa tiêm phòng.
Trong khi đó, tổn thương đối với mô tinh hoàn (viêm, thoái hóa và hoại tử) được phát hiện thấy khoảng một tuần sau khi nhiễm Covid-19 và vẫn tồn tại trong mẫu bệnh phẩm thu thập vào ngày thứ 120.
Kích thước và trọng lượng tinh hoàn cũng bị giảm sau khi bị nhiễm Covid-19. Ngược lại những con chuột hamster đã được tiêm phòng chống Covid-19 không có biểu hiện tổn thương tinh hoàn.
Nhóm nghiên cứu kết luận: “SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương tinh hoàn cấp tính và mãn tính ở chuột hamster và khá tương đồng với các báo cáo về bệnh viêm tinh hoàn lâm sàng và thiểu năng sinh dục ở nam giới sau khi bị nhiễm Covid-19. Cần phải theo dõi lâu dài số lượng tinh trùng và hồ sơ hormone sinh dục của nam giới nhiễm Covid-19 đang trong thời gian chữa trị bệnh”.
Nghi ngờ Covid-19 có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản của nam giới?
Hamster thường được sử dụng trong các nghiên cứu Covid-19 vì phản ứng của cơ thể chúng đối với virus đường hô hấp gần như tương tự với người. Richard J. Sugrue, phó giáo sư virus học tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore chia sẻ, các thí nghiệm trên chuột hamster có thể cung cấp những thông tin hữu ích về sự tiến triển và quá trình phát sinh bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, Sugrue cũng lưu ý dù chuột hamster rất hữu ích trong nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nhưng chúng vẫn có những khác biệt về mặt sinh học so với con người.
Sugrue nhấn mạnh: “Bất kỳ kết quả nào thu được từ nghiên cứu trên hamster sẽ cần được xử lý thận trọng trước khi áp dụng cho bệnh ở người. Việc nghiên cứu mô hình động vật sẽ là bước đầu tiên và kết quả thu được sau đó sẽ cần được xác nhận bằng cách sử dụng các tài liệu và nghiên cứu lâm sàng trên người”.

Nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của virus SARS-CoV2 với sức khỏe sinh sản nam giới​

Tinh hoàn được coi là nơi trú ẩn của nhiều loại virus gây bệnh như HIV, Ebola và Zika. Nó cũng là nơi virus có thể xâm nhập và tồn tại trong nhiều năm mà hệ thống miễn dịch không phát hiện ra.
SARS-CoV-2 nhắm vào enzym chuyển đổi angiotensin 2, một loại protein được tìm thấy trong tinh hoàn được cho là thụ thể của virus. Các virus khác trong họ SARS-CoV đã được nghi ngờ có thể gây viêm và rối loạn chức năng tinh hoàn tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất về tính nhạy cảm của tế bào tinh hoàn với Covid-19.
Nghiên cứu đã phát hiện ra Covid-19 làm giảm đáng kể số lượng tinh trùng ở người, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong một nghiên cứu khác so sánh số lượng tinh trùng trung bình, những người không bị nhiễm Covid-19 có số lượng tinh trùng trong mỗi lần ********* cao hơn gần 5 lần so với những người bị nhiễm.
Kể từ khi đai dịch Covid-19 xuất hiện, mối quan hệ giữa Covid-19 và rối loạn cương dương đã được các nhà khoa học chú ý tới. Một nghiên cứu thử nghiệm trên 100 người đàn ông Ý, trong đó 25 người nhiễm Covid-19 và 75 người còn lại không bị cũng đã tìm thấy mối tương quan.
Nghi ngờ Covid-19 có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản của nam giới?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Miami đưa ra giả thuyết, rối loạn chức năng cương dương đồng thời với nhiễm Covid-19 là kết quả của lưu lượng máu đến ********* bị hạn chế. Những người khác chỉ ra tác động tâm lý của việc nhiễm Covid-19, chẳng hạn căng thẳng và trầm cảm cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới rối loạn cương dương.
Trong số tất cả các tác dụng phụ được ghi nhận từ mất vị giác kéo dài, sương mù não,…chủ đề virus ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản của nam giới vẫn là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất.
Vào tháng 1/2022, một người đàn ông ở Mỹ tiết lộ ********* của anh ta bị teo lại hơn 2,5cm sau khi nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, những bệnh nhân nam đầu tiên có triệu chứng đau tinh hoàn do Covid-19 đã xuất hiện từ năm 2020. Bước sang năm 2021, số lượng bệnh nhân nam nhiễm Covid-19 bị đau tinh hoàn ngày càng tăng và nhiều hơn.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Clinical Infectious Diseases mới đây.
Nguồn: Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top