VNR Content
Pearl
Nghị sĩ cánh tả, cựu ứng viên tổng thống Gustavo Petro nhận định nước này nên đi theo El Salvador.
Một chính trị gia nổi tiếng người Colombia vừa đề xuất nước này học tập El Salvador và triển khai chương trình đào Bitcoin bằng năng lượng tái tạo - thay vì…sản xuất cocaine.
Theo trang tin Decrypt, Gustavo Petro, một nghị sĩ cánh tả, đã trích lại một đoạn tweet về việc Tổng thống El Salvador Nayib Bukele công bố đất nước của ông sẽ đào Bitcoin bằng năng lượng từ núi lửa và bình luận rằng: “Sẽ ra sao nếu chúng ta tận dụng lợi thế của những thác nước dựng đứng ở những dãy núi phía tây để sản xuất ra năng lượng cho cả nước và thay thế việc sản xuất cocain bằng tiền mã hoá?”
Trước đó, Tổng thống Bukele, người đã đưa Bitcoin thành tiền tệ hợp pháp của El Salvador vào tháng trước, từng tuyên bố quốc gia Trung Mỹ sẽ đào Bitcoin bằng nhiệt điện từ các núi lửa tại đất nước này.
Đào Bitcoin là một quy trình sử dụng hệ thống máy tính cấu hình khủng để xác nhận các giao dịch trên blockchain (chuỗi khối) và sản sinh ra tài sản số. Quy trình này cần rất nhiều năng lượng, do đó các công ty đào tiền mã hoá nói chung trên toàn thế giới đang ngày đêm nghiên cứu những giải pháp để sử dụng năng lượng sạch vào sản xuất.
Petro, người đang chạy đua cho ghế Tổng thống của Colombia, nói thêm trên Twitter rằng “tiền ảo là thông tin thuần tuý, và do đó cũng là năng lượng”.
Nghị sĩ Gustavo Petro
Không rõ ý ông này là gì, nhưng nhà phân tích chính trị năng lượng Mỹ Latin Wesley Tomaselli cho biết vị nghị sĩ có thể đang đề cập đến tiềm năng ứng dụng năng lượng tái tạo của các quốc gia Thái Bình Dương.
“Ông ấy nói đúng, rằng Colombia có tiềm năng lớn để đào Bitcoin, bởi 3/4 lượng điện sản xuất được ở đây đến từ thuỷ điện” - Tomaselli cho biết. “Vấn đề là, Petro có vẻ đang xem đào Bitcoin như một mô hình thay thế cho việc trồng coca và xuất khẩu cocaine. Điều đó không đúng. Trừ khi Petro có một cây đũa thần”.
Colombia là nhà sản xuất cocaine lớn nhất thế giới - theo thống kê của Liên Hợp Quốc, và quốc gia Thái Bình Dương này cũng là nơi có rất nhiều cây coca - loại nguyên liệu cơ bản để sản xuất cocaine.
Colombia còn là một điểm nóng đầy tiềm năng về năng lượng tái tạo. “Địa hình núi non Andean và hệ thống sông ngòi của Colombia biến nước này thành thiên đường cho các nhà máy thuỷ điện” - Tomaselli nói.
Tổng thống Nayib Bukele
Nhưng ông cũng nhắc lại rằng các siêu dự án trong khu vực “ngày càng kém phổ biến bởi sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường, những người xem chúng là hành động phá hoại các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái địa phương”
Jehudi Castro Sierra, chuyên gia tư vấn về công nghệ blockchain cho chính phủ Colombia, nói trên Twitter rằng ý tưởng của Petro thật là “ngớ ngẩn”.
Chính phủ El Salvador thì nói rằng họ sẽ chỉ sử dụng năng lượng sạch và tái tạo để đào tiền mã hoá, một ý tưởng được ủng hộ bởi fan Bitcoin, nhưng bị chỉ trích nặng nề bởi những người đối lập với ông Bukele.
Liệu Colombia sẽ theo chân El Salvador?
Tham khảo: Decrypt
Một chính trị gia nổi tiếng người Colombia vừa đề xuất nước này học tập El Salvador và triển khai chương trình đào Bitcoin bằng năng lượng tái tạo - thay vì…sản xuất cocaine.
Theo trang tin Decrypt, Gustavo Petro, một nghị sĩ cánh tả, đã trích lại một đoạn tweet về việc Tổng thống El Salvador Nayib Bukele công bố đất nước của ông sẽ đào Bitcoin bằng năng lượng từ núi lửa và bình luận rằng: “Sẽ ra sao nếu chúng ta tận dụng lợi thế của những thác nước dựng đứng ở những dãy núi phía tây để sản xuất ra năng lượng cho cả nước và thay thế việc sản xuất cocain bằng tiền mã hoá?”
Trước đó, Tổng thống Bukele, người đã đưa Bitcoin thành tiền tệ hợp pháp của El Salvador vào tháng trước, từng tuyên bố quốc gia Trung Mỹ sẽ đào Bitcoin bằng nhiệt điện từ các núi lửa tại đất nước này.
Đào Bitcoin là một quy trình sử dụng hệ thống máy tính cấu hình khủng để xác nhận các giao dịch trên blockchain (chuỗi khối) và sản sinh ra tài sản số. Quy trình này cần rất nhiều năng lượng, do đó các công ty đào tiền mã hoá nói chung trên toàn thế giới đang ngày đêm nghiên cứu những giải pháp để sử dụng năng lượng sạch vào sản xuất.
Petro, người đang chạy đua cho ghế Tổng thống của Colombia, nói thêm trên Twitter rằng “tiền ảo là thông tin thuần tuý, và do đó cũng là năng lượng”.
Không rõ ý ông này là gì, nhưng nhà phân tích chính trị năng lượng Mỹ Latin Wesley Tomaselli cho biết vị nghị sĩ có thể đang đề cập đến tiềm năng ứng dụng năng lượng tái tạo của các quốc gia Thái Bình Dương.
“Ông ấy nói đúng, rằng Colombia có tiềm năng lớn để đào Bitcoin, bởi 3/4 lượng điện sản xuất được ở đây đến từ thuỷ điện” - Tomaselli cho biết. “Vấn đề là, Petro có vẻ đang xem đào Bitcoin như một mô hình thay thế cho việc trồng coca và xuất khẩu cocaine. Điều đó không đúng. Trừ khi Petro có một cây đũa thần”.
Colombia là nhà sản xuất cocaine lớn nhất thế giới - theo thống kê của Liên Hợp Quốc, và quốc gia Thái Bình Dương này cũng là nơi có rất nhiều cây coca - loại nguyên liệu cơ bản để sản xuất cocaine.
Colombia còn là một điểm nóng đầy tiềm năng về năng lượng tái tạo. “Địa hình núi non Andean và hệ thống sông ngòi của Colombia biến nước này thành thiên đường cho các nhà máy thuỷ điện” - Tomaselli nói.
Nhưng ông cũng nhắc lại rằng các siêu dự án trong khu vực “ngày càng kém phổ biến bởi sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường, những người xem chúng là hành động phá hoại các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái địa phương”
Jehudi Castro Sierra, chuyên gia tư vấn về công nghệ blockchain cho chính phủ Colombia, nói trên Twitter rằng ý tưởng của Petro thật là “ngớ ngẩn”.
Chính phủ El Salvador thì nói rằng họ sẽ chỉ sử dụng năng lượng sạch và tái tạo để đào tiền mã hoá, một ý tưởng được ủng hộ bởi fan Bitcoin, nhưng bị chỉ trích nặng nề bởi những người đối lập với ông Bukele.
Liệu Colombia sẽ theo chân El Salvador?
Tham khảo: Decrypt