Nghiêm cấm mua bán dữ liệu cá nhân, vậy dữ liệu cá nhân được bảo vệ như thế nào?

Kim Chi Ngọc Diệp

Editor
Thành viên BQT
Theo Nghị định 13/2023 mới, dữ liệu cá nhân sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm hành vi mua bán dữ liệu cá nhân. Vậy dữ liệu cá nhân sẽ được bảo vệ như thế nào?

5 biện pháp bảo vệ

Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm: - Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện. - Biện pháp kỹ thật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện. - Biện pháp do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. - Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. - Các biện pháp khác theo quy định.
Nghiêm cấm mua bán dữ liệu cá nhân, vậy dữ liệu cá nhân được bảo vệ như thế nào?

Cơ quan nào chịu trách nhiệm bảo vệ?

Nghị định mới ban hành nêu rõ cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trực thuộc Bộ Công an. Đây là cơ quan nhà nước đứng ra quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, Công thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thực hiện cập nhật thông tin, tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cổng cũng là nơi để tiếp nhận thông tin, hồ sơ, dữ liệu về hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân qua không gian mạng. Đồng thời, cung cấp thông tin về kết quả đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan. Cuối cùng, Cổng thông tin cũng thực hiện nhiệm vụ thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cảnh báo, phối hợp cảnh báo về các nguy cơ, hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân.

Ngăn chặn vi phạm

Đây là động thái rất kịp thời của Nhà nước sau hàng loạt các vụ việc liên quan tới lộ lọt thông tin cá nhân gần đây. Nổi lên là lừa đảo trực tuyến, lừa đảo qua gọi điện, các cuộc gọi rác, tin nhắn rác,... tràn lan. Kẻ xấu lợi dụng ý thức bảo vệ thông tin cá nhân lơ là của nhiều người, hoạt động mua bán diễn ra công khai, tiến hành lừa đảo. Thời gian qua ghi nhận nhiều vụ lừa vi phạm giao thông, nợ thuế, cấp cứu con bị tai nạn,... với thủ đoạn tinh vi. Song, không chỉ người dân cần nâng cao ý thức, cảnh giác hơn với chính dữ liệu cá nhân của mình. Nhiều công ty, cơ quan và tổ chức cũng phải chủ động tuân thủ Nghị định. Không chỉ chủ động rà soát lại toàn bộ quy trình quản lý và xử lý dữ liệu cá nhân, các cơ quan, tổ chức cũng cần cung cấp giải pháp dễ dàng phương án kỹ thuật để người dùng có thể truy cập, xem, sửa, xóa dữ liệu đang lưu trên hệ thống. >>> Như thế nào được coi là dữ liệu cá nhân?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top