cpsmartyboy
Pearl
Vậy nên nếu có thể bộc lộ cảm xúc càng sớm, bạn sẽ có thể bảo vệ được sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của chính mình.
Theo tác giả và “nhà chiến lược tư duy lãnh đạo” Frederique Murphy ở Anh, mặc dù việc che giấu cảm xúc của chúng ta đôi khi rất hữu ích trong các tương tác xã hội, làm điều này quá thường xuyên có thể gây căng thẳng về mặt cảm xúc và có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Murphy giải thích: “Việc phải che giấu cảm xúc và giả vờ sẽ khiến bạn mất nhiều năng lượng hơn vì bộ não của bạn phải hoạt động nhiều hơn và khiến nó không thể hoạt động theo cách bình thường. Điều này có nghĩa là về mặt nhận thức, não bộ sẽ cần hoạt động nhiều hơn và điều này đang gây căng thẳng về mặt cảm xúc”. Bên cạnh việc não bộ của chúng ta hoạt động quá mức, việc che giấu cảm xúc có thể làm tăng sản sinh cortisol, một loại hormone liên quan đến căng thẳng. Tình trạng căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc nhiều bệnh khác. Cuối cùng theo Murphy, mọi người thường có thể cảm nhận được khi ai đó đang giả vờ che giấu cảm xúc cá nhân. Cô chia sẻ: “Trong những tình huống đó, linh cảm của bạn có thể cho bạn biết có điều gì đó không ổn và người đó đang cố tình che giấu cảm xúc".
Vì vậy nếu bạn đã từng trải qua cảm xúc đó, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được ở những người khác. Do đó hãy dừng ngay việc này lại vì về lâu dài, nó sẽ gây hại cho những người xung quanh. Để từ bỏ hành vi gây hại này, Murphy cho rằng chúng ta nên nâng cao nhận thức về bản thân và học cách chỉnh đốn bản thân. Hơn nữa, viết nhật ký có thể giúp chúng ta giảm cường độ cảm xúc và khiến chúng ta không còn phải kìm nén cảm xúc như trước nữa. Các bài tập thở cũng hữu ích trong kiểm soát cảm xúc vì chúng có thể giúp chúng ta điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ, do đó tăng sự bình tĩnh và sức khỏe của chúng ta. Nhìn chung, học cách kiểm soát cảm xúc có thể giúp chúng ta ngừng các hành vi tự hủy hoại bản thân và có một cuộc sống viên mãn hơn. Nguồn: Earth