VNR Content
Pearl
Một báo cáo mới đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal của Đại học Ottawa (Canada) đã đưa ra chứng cứ thuyết phục thách thức mô hình truyền thống về cấu trúc của vũ trụ, cho rằng có lẽ không có chỗ cho vật chất tối tồn tại ngoài kia.
Theo hiểu biết hiện tại của con người, vũ trụ gồm 3 thành phần chính: vật chất bình thường, năng lượng tối và vật chất tối. Vật chất tối là thuật ngữ dùng để chỉ dạng vật chất vô hình, không tương tác với ánh sáng hay trường điện từ, mà chỉ có thể được xác định thông qua các hiệu ứng hấp dẫn. Mặc dù bản chất vô hình của nó, vật chất tối được cho là yếu tố then chốt trong việc giải thích những hành vi của thiên hà, sao và hành tinh.
Vũ trụ của chúng ta bao nhiêu tuổi?
Tuy nhiên, báo cáo của Giáo sư vật lý Rajendra Gupta tại Đại học Ottawa đã kết hợp hai mô hình lý thuyết là hằng số ghép cộng biến (CCC) và hằng số ánh sáng mệt mỏi (TL) để đưa ra kết luận rằng không cần có vật chất tối, thiên hà vẫn có thể phát triển như ngày nay.
Cụ thể, mô hình CCC+TL đề cập đến cách thức các lực của tự nhiên suy yếu dần theo thời gian của vũ trụ, và việc ánh sáng thất thoát năng lượng khi di chuyển trong một khoảng cách dài. Những hiện tượng này có thể giải thích được sự vận động và phát triển của các thiên hà mà không cần giả thiết về vật chất tối.
Phát hiện này đã thách thức hiểu biết lâu nay về cấu trúc vũ trụ, theo đó khoảng 27% khối lượng là vật chất tối, trong khi vật chất bình thường chỉ chiếm chưa đầy 5% và phần còn lại là năng lượng tối.
"Thông qua nỗ lực nghiên cứu, kết quả thu được xác nhận nỗ lực trước đó của chúng tôi, rằng vũ trụ khoảng 26,7 tỉ năm tuổi và không có sự tồn tại của vật chất tối", giáo sư Gupta giải thích. Con số này cao hơn đáng kể so với ước tính hiện tại về tuổi của vũ trụ là 13,8 tỉ năm.
Theo hiểu biết hiện tại của con người, vũ trụ gồm 3 thành phần chính: vật chất bình thường, năng lượng tối và vật chất tối. Vật chất tối là thuật ngữ dùng để chỉ dạng vật chất vô hình, không tương tác với ánh sáng hay trường điện từ, mà chỉ có thể được xác định thông qua các hiệu ứng hấp dẫn. Mặc dù bản chất vô hình của nó, vật chất tối được cho là yếu tố then chốt trong việc giải thích những hành vi của thiên hà, sao và hành tinh.
Tuy nhiên, báo cáo của Giáo sư vật lý Rajendra Gupta tại Đại học Ottawa đã kết hợp hai mô hình lý thuyết là hằng số ghép cộng biến (CCC) và hằng số ánh sáng mệt mỏi (TL) để đưa ra kết luận rằng không cần có vật chất tối, thiên hà vẫn có thể phát triển như ngày nay.
Cụ thể, mô hình CCC+TL đề cập đến cách thức các lực của tự nhiên suy yếu dần theo thời gian của vũ trụ, và việc ánh sáng thất thoát năng lượng khi di chuyển trong một khoảng cách dài. Những hiện tượng này có thể giải thích được sự vận động và phát triển của các thiên hà mà không cần giả thiết về vật chất tối.
Phát hiện này đã thách thức hiểu biết lâu nay về cấu trúc vũ trụ, theo đó khoảng 27% khối lượng là vật chất tối, trong khi vật chất bình thường chỉ chiếm chưa đầy 5% và phần còn lại là năng lượng tối.
"Thông qua nỗ lực nghiên cứu, kết quả thu được xác nhận nỗ lực trước đó của chúng tôi, rằng vũ trụ khoảng 26,7 tỉ năm tuổi và không có sự tồn tại của vật chất tối", giáo sư Gupta giải thích. Con số này cao hơn đáng kể so với ước tính hiện tại về tuổi của vũ trụ là 13,8 tỉ năm.