VNR Content
Pearl
Nghiên cứu mới nhất của Michael Scullin về giấc ngủ đã phát hiện ra rằng “tiếng sâu tai” (earworm) vẫn tiếp tục hoạt động trong lúc ngủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hiện nay, nhiều người đều nghe nhạc liên tục trong ngày, nhất là gần giờ đi ngủ để thư giãn. Một câu hỏi đặt ra là “liệu nghe nhạc trước khi đi ngủ có thực sự khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng?” Nhà nghiên cứu về giấc ngủ Michael Scullin - Tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Baylor (Mỹ) cho biết ông đã thức giấc vào nửa đêm cùng với một bài hát hoặc một giai điệu trong đầu. Chính vì thế, ông quyết định thực hiện một nghiên cứu về âm nhạc - đặc biệt là cách mà chúng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người”.
Nghiên cứu của Scullin đã được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Tâm lý, chủ yếu điều tra mối quan hệ giữa việc nghe nhạc và giấc ngủ, trong đó ông tập trung vào một cơ chế mà trước giờ ít được khoa học chú ý đến đó là “âm nhạc không chủ ý” hoặc "tiếng sâu tai". Nó có nghĩa là một bài hát hoặc giai điệu nào đó cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí của một người. Nó có thể xảy ra ngay cả khi tỉnh táo, nhưng Scullin nhận thấy rằng chúng thường xảy ra khi chúng ta cố gắng ngủ.
Ông cho biết: “Bộ não của chúng ta vẫn tiếp tục xử lý âm nhạc/âm thanh ngay cả khi không có giai điệu nào đang phát ra kể cả khi chúng ta đang ngủ. Phần lớn mọi người đều biết rằng nghe nhạc sẽ giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn. Đặc biệt là thiếu niên và thanh niên thường xuyên có thói quen nghe nhạc trước hoặc trong lúc ngủ. Tuy nhiên, khi chúng ta nghe nhạc nhiều, chúng ta sẽ dễ có khả năng mắc phải tình trạng “âm nhạc không chủ ý” hoặc “tiếng sâu tai” trong khi ngủ đi ngủ. Và chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta”.
Hầu hết những người thường xuyên bị “tiếng sâu tai” vào ban đêm hoặc một vài lần thường có chất lượng giấc ngủ giảm đi khoảng 6 lần so với những người bình thường. Ngạc nhiên hơn, nghiên cứu cho thấy có một số loại nhạc cụ có nhiều khả năng dẫn đến “tiếng sâu tai” và làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ nhiều hơn so với nhạc trữ tình.
Scullin đã tiến hành một nghiên cứu bao gồm một cuộc khảo sát và một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 209 người tham gia, họ đã hoàn thành một loạt các khảo sát về chất lượng giấc ngủ, thói quen nghe nhạc và tần suất bị “tiếng sâu tai”, cụ thể là tần suất họ bị sâu tai khi cố gắng đi vào giấc ngủ, tần suất thức giấc vào nửa đêm và ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Trong nghiên cứu thử nghiệm, có 50 người tham gia được đưa vào “Phòng thí nghiệm Khoa học Thần kinh và Nhận thức về Giấc ngủ tại Baylor. Tại đây, các nhà nghiên cứu cố gắng tạo ra “tiếng sâu tai” để xác định xem nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giấc ngủ. Polysomnography - một bài kiểm tra đo lường tiêu chuẩn của một giấc ngủ vàng được sử dụng để ghi lại sóng não, nhịp tim, nhịp thở… của những người tham gia khi họ ngủ.
Scullin cho biết: “Trước khi đi ngủ, chúng tôi đã mở 3 bài hát nổi tiếng như Shake It Off của Taylor Swift, Call Me Maybe của Carly Rae Jepsen và Don’t Stop Believin của Journey. Chúng tôi đã chỉ định ngẫu nhiên một số người tham gia và cho họ nghe phiên bản gốc của những bài hát này hoặc phiên bản nhạc cụ/beat (không lời) của chúng. Tiếp theo, ông và các đồng nghiệp phân tích xem những giai điệu đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người này hay không. Kết quả cho thấy những người bị ảnh hưởng bởi "sâu tai" cần nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Tín hiệu điện não cũng cho thấy họ có giấc ngủ nông kéo dài hơn, và bị tỉnh dậy nhiều lần hơn vào giữa đêm. Đó là bằng chứng rõ ràng cho việc những giai điệu hấp dẫn có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nhưng điều ngạc nhiên hơn mà các nhà khoa học phát hiện, đó là nghe beat hay phiên bản không lời của bài hát có thể khiến các tình nguyện viên dễ bị dính "tiếng sâu tai" hơn.
Nghiên cứu cho thấy những người có thói quen nghe nhạc nhiều sẽ bị tiếng sâu tai và suy giảm chất lượng giấc ngủ. Những kết quả này trái ngược với ý kiến cho rằng âm nhạc như một liều thuốc giúp ngủ ngon. Các tổ chức y tế thường khuyến nghị nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ. Tuy vậy, Scullin đã đo lường một cách khách quan rằng bộ não khi ngủ vẫn tiếp tục xử lý âm nhạc trong vài giờ tiếp theo đó(ngay cả khi âm nhạc đã dừng lại). Kết luận, sâu tai ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và chúng ta nên cố gắng nghe nhạc vừa phải hoặc thỉnh thoảng nghỉ giải lao nếu bị sâu tai làm phiền. Thời gian nghe nhạc cũng rất quan trọng - cố gắng tránh nó trước khi đi ngủ.
Mai Trần – Theo Scitechdaily
Hiện nay, nhiều người đều nghe nhạc liên tục trong ngày, nhất là gần giờ đi ngủ để thư giãn. Một câu hỏi đặt ra là “liệu nghe nhạc trước khi đi ngủ có thực sự khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng?” Nhà nghiên cứu về giấc ngủ Michael Scullin - Tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Baylor (Mỹ) cho biết ông đã thức giấc vào nửa đêm cùng với một bài hát hoặc một giai điệu trong đầu. Chính vì thế, ông quyết định thực hiện một nghiên cứu về âm nhạc - đặc biệt là cách mà chúng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người”.
Nghiên cứu của Scullin đã được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Tâm lý, chủ yếu điều tra mối quan hệ giữa việc nghe nhạc và giấc ngủ, trong đó ông tập trung vào một cơ chế mà trước giờ ít được khoa học chú ý đến đó là “âm nhạc không chủ ý” hoặc "tiếng sâu tai". Nó có nghĩa là một bài hát hoặc giai điệu nào đó cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí của một người. Nó có thể xảy ra ngay cả khi tỉnh táo, nhưng Scullin nhận thấy rằng chúng thường xảy ra khi chúng ta cố gắng ngủ.
Hầu hết những người thường xuyên bị “tiếng sâu tai” vào ban đêm hoặc một vài lần thường có chất lượng giấc ngủ giảm đi khoảng 6 lần so với những người bình thường. Ngạc nhiên hơn, nghiên cứu cho thấy có một số loại nhạc cụ có nhiều khả năng dẫn đến “tiếng sâu tai” và làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ nhiều hơn so với nhạc trữ tình.
Scullin đã tiến hành một nghiên cứu bao gồm một cuộc khảo sát và một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 209 người tham gia, họ đã hoàn thành một loạt các khảo sát về chất lượng giấc ngủ, thói quen nghe nhạc và tần suất bị “tiếng sâu tai”, cụ thể là tần suất họ bị sâu tai khi cố gắng đi vào giấc ngủ, tần suất thức giấc vào nửa đêm và ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Scullin cho biết: “Trước khi đi ngủ, chúng tôi đã mở 3 bài hát nổi tiếng như Shake It Off của Taylor Swift, Call Me Maybe của Carly Rae Jepsen và Don’t Stop Believin của Journey. Chúng tôi đã chỉ định ngẫu nhiên một số người tham gia và cho họ nghe phiên bản gốc của những bài hát này hoặc phiên bản nhạc cụ/beat (không lời) của chúng. Tiếp theo, ông và các đồng nghiệp phân tích xem những giai điệu đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người này hay không. Kết quả cho thấy những người bị ảnh hưởng bởi "sâu tai" cần nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Tín hiệu điện não cũng cho thấy họ có giấc ngủ nông kéo dài hơn, và bị tỉnh dậy nhiều lần hơn vào giữa đêm. Đó là bằng chứng rõ ràng cho việc những giai điệu hấp dẫn có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nhưng điều ngạc nhiên hơn mà các nhà khoa học phát hiện, đó là nghe beat hay phiên bản không lời của bài hát có thể khiến các tình nguyện viên dễ bị dính "tiếng sâu tai" hơn.
Mai Trần – Theo Scitechdaily