Nghiên cứu: Tổn thương thời thơ ấu có thể khiến một người từ chối tiêm phòng Covid-19

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí BMJ Open chỉ ra rằng, những người đã trải qua chuyện đau buồn trong thời thơ ấu như bạo lực gia đình, lạm dụng chất kích thích hoặc bị bỏ rơi nhiều khả năng sẽ cảm thấy do dự khi tiêm phòng COVID-19. Các chuyên gia cho rằng kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt do tổn thương thời thơ ấu là vô cùng phổ biến. Theo tạp chí BMJ Open, tại một số quốc gia, ước tính có tới 10% người dân cho biết họ đã từng phải gánh chịu những tổn thương khi còn nhỏ.
Nghiên cứu: Tổn thương thời thơ ấu có thể khiến một người từ chối tiêm phòng Covid-19
Tổn thương tâm lý thuở nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này của một người, bao gồm cả việc tiêm phòng COVID-19 Theo nghiên cứu, những người càng trải qua nhiều tổn thương thì khả năng họ do dự hoặc từ chối tiêm vaccine cũng sẽ cao hơn. Ví dụ, sự do dự ở những người từng trải qua từ 4 loại tổn thương thời thơ ấu trở lên cao hơn gấp 3 lần so với những người chưa từng bị tổn thương khi còn nhỏ. Tiến sĩ Mark A. Bellis thuộc Đại học Bangor (Anh), một trong những tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng, nghiên cứu trên cho thấy mức độ tổn thương thời thơ ấu có liên quan đến việc do dự tiêm vắc-xin, nhưng đây không phải là lý do duy nhất khiến mọi người từ chối tiêm chủng. Mặc dù vậy, phát hiện mới này sẽ là một sự hỗ trợ đắc lực đối với các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong việc thuyết phục người dân tham gia tiêm chủng. “ Việc biết được những vết thương tâm lý của bệnh nhân là vô cùng hữu ích đối với các bác sĩ. Hiểu được những tác động của tổn thương thời thơ ấu đối với một người có thể giúp các chuyên gia khi thảo luận về vaccine. Từ đó, họ có thể tìm ra nguyên nhân một người phản đối vaccine cũng như cách để người đó tiếp nhận tiêm chủng.”- ông Bellis nhận định. Ông cũng nói thêm: “Đây sẽ là một thử thách khó khăn dành cho các y bác sĩ khi phải thuyết phục người dân tin tưởng mình, đặc biệt là những người đã mất lòng tin với chính những người thân trong gia đình của họ”.

Thêm tổn thương, bớt tin tưởng​

Trang WebMD cho biết, cuộc khảo sát đã được thực hiện từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 tại Anh, khi nước này đang trong thời kỳ giãn cách xã hội. Những người tham gia sẽ phải trả lời các câu hỏi qua điện thoại, tất cả câu trả lời sẽ được tổng hợp để phân tích đưa ra kết quả cuối cùng. Trong số 6.763 người được liên hệ, có 2.285 người đáp ứng tất cả các tiêu chí và trả lời tất cả các câu hỏi. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các câu hỏi về những trải nghiệm gây tổn thương trước năm 18 tuổi, bao gồm: bố mẹ ly dị, bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục, bị xúc phạm bằng lời nói, tiếp xúc với bạo lực gia đình, sống với một người bị bệnh tâm thần, nghiện rượu hay ma túy, hoặc người từng tù tội. Cuộc khảo sát cũng bao gồm các chi tiết về cá nhân và thông tin sức khỏe lâu dài. Khoảng một nửa số người được hỏi cho biết họ chưa từng trải qua bất kỳ tổn thương nào khi còn nhỏ. Trong khi đó, 1/5 số người cho biết họ đã trải qua một loại tổn thương, 17% cho biết có hai đến ba loại và 10% báo cáo bốn hoặc nhiều hơn.
Nghiên cứu: Tổn thương thời thơ ấu có thể khiến một người từ chối tiêm phòng Covid-19
Những người càng có nhiều tổn thương thời thơ ấu thì nguy cơ họ từ chối vaccine càng cao Theo các tác giả, mức độ phổ biến của những trải nghiệm thời thơ ấu qua khảo sát trên tương thích với các cuộc điều tra dân số khác, bao gồm cả những cuộc điều tra được thực hiện trực tiếp. Các nhà nghiên cứu cũng điều tra mức độ tin tưởng và ưa thích đối với các quy định y tế khác nhau. Qua đó, họ nhận thấy những người có nhiều tổn thương thời thơ ấu có khả năng không tin tưởng vào những thông tin về COVID-19 mà chính phủ đưa ra. Các tác giả cũng chỉ ra rằng: “Những thông tin xã hội học khác và tiền sử mắc bệnh mãn tính hoặc nhiễm COVID-19 không liên quan nhiều đến mức độ tin cậy thấp cũng như sự do dự trong tiếp nhận vaccine.” Những người trải qua nhiều tổn thương cũng có xu hướng cảm thấy rằng mình bị chính phủ cấm đoán một cách bất công và muốn bãi bỏ các quy định như đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, người gặp phải từ bốn loại tổn thương trở lên có nguy cơ chống lại các lệnh giãn cách cao gấp đôi so với những người không bị tổn thương.

Nỗi lo mất quyền tự chủ​

Consuelo Cagande, phó giám đốc chương trình cấp cao tại Bệnh viện Nhi Philadelphia cho biết: "Những trải nghiệm đau thương trong quá khứ có thể khiến một người tránh những điều khiến họ nhớ về tổn thương đó, bao gồm cả những điều thực sự tốt cho sức khỏe của họ. Sự tránh né này giúp họ không phải đối diện với những cảm xúc và hành vi tiêu cực kèm theo.” Tuy nhiên, Cagande lưu ý rằng, không loại trừ khả năng có người cố tình báo cáo sai hoặc ghi nhớ sai về những trải nghiệm trong quá khứ. Do vậy, những kết luận mà khảo sát đưa ra chưa hẳn là xác thực 100%.
Nghiên cứu: Tổn thương thời thơ ấu có thể khiến một người từ chối tiêm phòng Covid-19
Nỗi lo mất quyền tự chủ cũng có thể khiến một người muốn ********* việc tiêm vaccine Bên cạnh đó, Cagande cho biết thêm rằng nỗi lo mất quyền tự chủ có thể là một yếu tố khác khiến một người ********* các lệnh hạn chế như cách ly, đeo khẩu trang, giãn cách xã hội hoặc tiêm chủng bắt buộc. Điều quan trọng là phải hiểu lý do thực sự khiến một người do dự khi tiêm vắc-xin, tiếp đó trao đổi với họ dựa trên sự giúp đỡ của những người thân xung quanh họ, giúp họ tin tưởng và cảm thấy an toàn. Theo WedMD
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top