Ngỡ ngàng "khách sạn lợn" khổng lồ cao gần 40 tầng, rộng 400.000 m2 ở Trung Quốc

Sau khi chứng kiến sản lượng thịt lợn bị suy giảm do dịch tả lợn châu Phi bùng phát, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào mô hình 'khách sạn lợn', vốn là một cơ sở chăn nuôi lợn nhiều tầng gây tranh cãi.
Trong vài năm vừa qua, nông dân Trung Quốc dường như đã đưa việc chăn nuôi lợn lên một "tầm cao mới" đúng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Với hàng tỷ đô la được đầu tư vào các cơ sở chăn nuôi lợn cao tầng thường được gọi là "
khách sạn dành cho lợn".
Xu hướng bắt đầu với các cơ sở hai và ba tầng, nhưng nó nhanh chóng leo thang thành các cấu trúc hơn 10 tầng, với hàng chục nghìn con lợn được nuôi ở mỗi tầng. Vào cuối tháng này, Zhongxin Kaiwei Modern Farming, một công ty tư nhân ở Hồ Bắc, chuẩn bị hoàn thành một khách sạn lợn 26 tầng được coi là công trình nuôi lợn lớn nhất thế giới.

VNReview.vn

Công trình này nằm ở thành phố Ngạc Châu đang được quảng cáo là “địa điểm chăn nuôi lợn cao nhất thế giới”. Nó bao gồm hai tòa nhà rộng 400.000 mét vuông, cả hai sẽ được trang bị máy cho ăn tự động và hệ thống lọc và khử trùng không khí thông minh, cũng như hệ thống xử lý chất thải dựa trên khí sinh học sẽ chuyển đổi phân lợn thành năng lượng sạch để phát điện và sưởi ấm.
Khi việc xây dựng hoàn tất, khách sạn lợn lớn nhất Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất khoảng 54.000 tấn thịt lợn từ đàn lợn 600.000 con/năm. Các trang trại chăn nuôi lợn đa cấp như vậy cũng đã được xây dựng ở châu Âu, tuy nhiên, hầu hết đã đóng cửa trong nhiều năm do các vấn đề về quản lý và sự phản đối của công chúng đối với việc chăn nuôi lợn thâm canh ồ ạt. Tuy nhiên, không trang trại nào trong số đó từng vượt quá ba tầng.

Nhưng ở Trung Quốc lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Cho đến năm 2019, các trang trại chăn nuôi lợn đa cấp là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng khi dịch cúm lợn châu Phi bắt đầu tàn phá, đẩy giá thịt lợn tăng vọt, Chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm nhằm tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu. Những khách sạn nhỏ dành cho lợn mọc lên khắp đất nước và chúng ngày càng lớn hơn kể từ đó.
So với những trang trại chăn nuôi truyền thống, mô hình này tiết kiệm đất và thân thiện với môi trường hơn, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, tuy nhiên mô hình chăn nuôi hiện đại này vẫn còn gây tranh cãi.

Các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về an toàn sinh học của các trang trại lợn như vậy. Zheng Zhicheng, giám đốc quan hệ công chúng của tập đoàn nông nghiệp New Hope Group, cho biết dịch cúm lợn châu Phi cuối cùng bùng phát ở các khách sạn lợn có thể gây ra thiệt hại lớn vì khó ngăn chặn hơn.


>>>Chăm sóc và sống cùng xác ướp suốt hơn 1 năm, lí do đằng sau khiến ai cũng phải ngã ngửa

Nguồn odditycentral
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top