Trung Đào
Writer
Theo Bộ Văn hóa Peru, vị trí phát hiện ngôi mộ là Khu phức hợp khảo cổ Pacoampa, nơi chứa nhiều mộ cổ mà một nhóm lớn các nhà khoa học từ Peru và Nhật Bản đã bắt đầu khai quật từ năm 2005.
Ngôi mộ mới phát hiện được cho là thuộc về một vị pháp sư hay một người có địa vị cao về mặt tín ngưỡng ở khu vực này thời cổ đại.
Đáng chú ý nhất là bên cạnh vị pháp sư - được xác định là sống vào thời đại 3.000 năm trước - còn có 3 con dấu bằng gốm, có thể được sử dụng để in hình lên cơ thể, theo tờ Live Science.
Con dấu sắc sảo gây chú ý nhất mang hình thù một con báo đốm, loài vật mà một số cộng đồng Trung Mỹ cổ đại nuôi như thú cưng, được xem như biểu tượng cho địa vị và sức mạnh của chủ nhân.
Trong ngôi mộ cũng có nhiều đồ gốm trang trí, là những vật rất quý giá thời kỳ đó, thể hiện sự tôn quý của người nằm trong mộ. Với niên đại và giá trị khoa học, những vật tùy táng đó cũng là kho báu lớn ngày nay.
Hài cốt pháp sư 3.000 tuổi được khai quật ở Peru - Ảnh: Bộ Văn hóa Peru
Khuôn mặt của vị pháp sư cũng được phủ chu sa màu đỏ, thêm vào bằng chứng thể hiện địa vị của ông.
"Chu sa được cho là có nguồn gốc từ vùng cao nguyên miền trung Andean và chúng tôi tin rằng chỉ có giới thượng lưu mới có thể có được hoặc sử dụng nó bằng cách buôn bán đường dài" - nhà khảo cổ Yuji Seki từ Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia Nhật Bản, đồng giám đốc Cơ quan Khảo cổ học của khu vực, cho biết.
Các vật tùy táng cho biết người nằm trong mộ có khả năng thao túng sức mạnh của báo đốm, rắn và chim. Có thể ông là người chữa bệnh và được mọi người tìm đến để nhờ giải đáp những vấn đề khúc mắc. Các con dấu trong mộ có thể là biểu tượng của quyền lực.
Các nhà khảo cổ vẫn chưa giám định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ những thứ được khai quật từ ngôi mộ cổ. Tuy nhiên, con số 3.000 năm đã được đưa ra dựa vào kiểu dáng của các hiện vật phù hợp với các hiện vật cùng thời khác được tìm thấy trong khu phức hợp.
Ngôi mộ mới phát hiện được cho là thuộc về một vị pháp sư hay một người có địa vị cao về mặt tín ngưỡng ở khu vực này thời cổ đại.
Đáng chú ý nhất là bên cạnh vị pháp sư - được xác định là sống vào thời đại 3.000 năm trước - còn có 3 con dấu bằng gốm, có thể được sử dụng để in hình lên cơ thể, theo tờ Live Science.
Con dấu sắc sảo gây chú ý nhất mang hình thù một con báo đốm, loài vật mà một số cộng đồng Trung Mỹ cổ đại nuôi như thú cưng, được xem như biểu tượng cho địa vị và sức mạnh của chủ nhân.
Trong ngôi mộ cũng có nhiều đồ gốm trang trí, là những vật rất quý giá thời kỳ đó, thể hiện sự tôn quý của người nằm trong mộ. Với niên đại và giá trị khoa học, những vật tùy táng đó cũng là kho báu lớn ngày nay.
Khuôn mặt của vị pháp sư cũng được phủ chu sa màu đỏ, thêm vào bằng chứng thể hiện địa vị của ông.
"Chu sa được cho là có nguồn gốc từ vùng cao nguyên miền trung Andean và chúng tôi tin rằng chỉ có giới thượng lưu mới có thể có được hoặc sử dụng nó bằng cách buôn bán đường dài" - nhà khảo cổ Yuji Seki từ Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia Nhật Bản, đồng giám đốc Cơ quan Khảo cổ học của khu vực, cho biết.
Các vật tùy táng cho biết người nằm trong mộ có khả năng thao túng sức mạnh của báo đốm, rắn và chim. Có thể ông là người chữa bệnh và được mọi người tìm đến để nhờ giải đáp những vấn đề khúc mắc. Các con dấu trong mộ có thể là biểu tượng của quyền lực.
Các nhà khảo cổ vẫn chưa giám định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ những thứ được khai quật từ ngôi mộ cổ. Tuy nhiên, con số 3.000 năm đã được đưa ra dựa vào kiểu dáng của các hiện vật phù hợp với các hiện vật cùng thời khác được tìm thấy trong khu phức hợp.