Trung Đào
Writer
Theo tờ Politico, trong cuộc đua toàn cầu về công nghệ chuyển đổi xanh, các nước Mỹ Latin đã chán ngấy cảnh đóng “kép phụ”, họ muốn làm chủ cuộc chơi theo cách của mình.
Các quốc gia như Chile, Brazil và Argentina nắm giữ trữ lượng khoáng sản thô lớn nhất thế giới, bao gồm cả lithium - "vàng trắng" cần thiết để cung cấp năng lượng cho pin xe điện. Hiện tại, các quốc gia giàu tài nguyên này xuất khẩu lithium sang Trung Quốc để tinh chế và sau đó mua thành phẩm.
“Chúng tôi không muốn bán lithium cho châu Âu… Chúng tôi muốn bán xe lithium chạy bằng pin lithium”, Gustavo Martínez Pandiani - Thứ trưởng Argentina phụ trách các vấn đề về Mỹ Latin và Caribe - cho biết bên lề Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) diễn ra tại Brussels, Bỉ, trong hai ngày 17-18/7.
Ông Pandiani nói: “Điều đó sẽ cho phép chúng tôi phát triển khả năng của chính mình trong các ngành công nghiệp của chính chúng tôi, các công ty của chúng tôi xuất khẩu với giá trị gia tăng. Đó là kiểu hợp tác mà chúng tôi muốn phát triển.”
Theo tờ Politico, các nước Mỹ Latin gần đây đã chuyển sang nắm quyền kiểm soát lớn hơn đối với các nguồn tài nguyên quốc gia và chuỗi cung ứng của họ: Đầu năm nay, Bolivia đã kêu gọi một chính sách chung về lithium ở Mỹ Latin, trong khi Chile công bố kế hoạch quốc hữu hóa ngành công nghiệp của mình.
Giữ lại giá trị được tạo ra thông qua khai thác nguyên liệu thô và xây dựng chuỗi giá trị trong nước - bằng cách tinh chế các nguyên liệu này trong nước, được coi như bước đi đầu tiên - hiện là một trong những yêu cầu cốt lõi của các quốc gia Mỹ Latin khi họ tiến tới quan hệ đối tác với EU.
Là một phần của Hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC, Chile và EU hôm 18/7 đã ký kết một thỏa thuận hợp tác mới để tích hợp “chuỗi giá trị nguyên liệu thô bền vững, bao gồm thông qua việc phát triển chung các dự án”.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội thảo luận với những điều khoản rõ ràng như vậy về một cơ chế giúp chúng tôi thoát khỏi chủ nghĩa khai thác ở Mỹ Latin”, Tổng thống Argentina Alberto Fernández cho biết sau hội nghị thượng đỉnh.
Các chuyên gia cho rằng, việc các nước Mỹ Latin tăng cường kiểm soát các nguồn tài nguyên đó khó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung của EU.
Chris Heron - phát ngôn viên của nhóm vận động hành lang Eurometaux - cho biết: “Không nhất thiết phải có xung đột giữa việc châu Âu muốn xây dựng năng lực tinh chế của riêng mình với việc hỗ trợ các khu vực đối tác như Mỹ Latin làm điều tương tự.”
Ông Heron cũng nhận định rằng, nhu cầu đối với khoáng sản “cao đến mức cả hai sẽ cần phải làm việc cùng nhau”.
Tờ Politico nhận định rằng, lượng lớn ô tô điện dự kiến sẽ xuất hiện trên đường phố châu Âu trong những năm tới, do việc bán các loại xe động cơ đốt trong mới bị cấm từ năm 2035, đang khiến nhu cầu về pin lithium-ion tăng vọt. Một nghiên cứu của trường đại học KU Leuven (Bỉ) cho thấy, nhu cầu về lithium sẽ tăng gấp 35 lần vào năm 2050.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng lithium toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2015, đạt 100.000 tấn/năm vào năm 2021. Sự tăng trưởng theo cấp số nhân đó dự kiến sẽ vẫn tiếp tục và giá cả cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nghi ngờ về việc các nước Mỹ Latin có thể nhanh chóng phát triển được sản phẩm pin của riêng họ.
Michael Schmidt - một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Tài nguyên Khoáng sản Đức (GMRA) - cho biết, trong khi Argentina, Brazil hoặc Mexico có thể ở vị trí thuận lợi để làm như vậy, thì những nước khác - bao gồm Chile và Bolivia - có thể sẽ gặp khó khăn vào lúc bắt đầu.
Do EU cấm bán các loại xe động cơ đốt trong mới từ năm 2035, nhu cầu về pin lithium-ion cho xe điện đang tăng vọt tại châu Âu. Ảnh: c&en
Ông Schmidt nói: “Thành công phụ thuộc vào việc một quốc gia đã có ngành công nghiệp ô tô chưa, quốc gia đó đã có chuỗi cung ứng địa phương chưa… và liệu bạn đã có thị trường bán hàng trong nước hay phải tiếp cận các thị trường khác.”
Các chuyên gia đồng ý rằng, trọng tâm chính của EU là hợp tác với Mỹ Latin để đào lithium lên khỏi mặt đất và đưa ra thị trường.
Maximilian Fichtner - một chuyên gia về pin và là giám đốc của Viện nghiên cứu Helmholtz Institute Ulm (Đức) - cho biết: “Việc cung cấp lithium không phải là một vấn đề trên lý thuyết, mà là một vấn đề trong thực tế. Có đủ trữ lượng lithium, nhưng nó vẫn chưa có sẵn trên thị trường vì phải mất khoảng 10 năm để biến một phát hiện thành một mỏ khai thác.”
Sonya Gospodinova - người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) - cho biết, EU muốn trở thành “đối tác được lựa chọn” của các nước Mỹ Latin, mục tiêu là “cùng nhau phát triển một ngành công nghiệp cạnh tranh, bền vững và có trách nhiệm để khai thác, xử lý, tinh chế và tái chế các nguyên liệu thô quan trọng và chiến lược”.
Phó chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Nicola Beer, người phụ trách nhóm công tác về Đạo luật Nguyên liệu thô Quan trọng - kế hoạch của Brussels nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu chính - cho biết: “Việc xử lý và tái chế hơn nữa ở châu Âu phải đi đôi với việc tạo ra giá trị bền vững ở các quốc gia đối tác của chúng tôi, vì lợi ích của người dân và nền kinh tế địa phương.”
Các quốc gia như Chile, Brazil và Argentina nắm giữ trữ lượng khoáng sản thô lớn nhất thế giới, bao gồm cả lithium - "vàng trắng" cần thiết để cung cấp năng lượng cho pin xe điện. Hiện tại, các quốc gia giàu tài nguyên này xuất khẩu lithium sang Trung Quốc để tinh chế và sau đó mua thành phẩm.
Muốn làm chủ cuộc chơi
Nhưng khi EU hướng tới sự hợp tác sâu sắc hơn với Mỹ Latin để thỏa mãn “cơn khát lithium đang bùng nổ”, các quốc gia Mỹ Latin này hiện đã nói rõ rằng, họ sẽ không còn chấp nhận các mối quan hệ khai thác.“Chúng tôi không muốn bán lithium cho châu Âu… Chúng tôi muốn bán xe lithium chạy bằng pin lithium”, Gustavo Martínez Pandiani - Thứ trưởng Argentina phụ trách các vấn đề về Mỹ Latin và Caribe - cho biết bên lề Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) diễn ra tại Brussels, Bỉ, trong hai ngày 17-18/7.
Ông Pandiani nói: “Điều đó sẽ cho phép chúng tôi phát triển khả năng của chính mình trong các ngành công nghiệp của chính chúng tôi, các công ty của chúng tôi xuất khẩu với giá trị gia tăng. Đó là kiểu hợp tác mà chúng tôi muốn phát triển.”
Giữ lại giá trị được tạo ra thông qua khai thác nguyên liệu thô và xây dựng chuỗi giá trị trong nước - bằng cách tinh chế các nguyên liệu này trong nước, được coi như bước đi đầu tiên - hiện là một trong những yêu cầu cốt lõi của các quốc gia Mỹ Latin khi họ tiến tới quan hệ đối tác với EU.
Là một phần của Hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC, Chile và EU hôm 18/7 đã ký kết một thỏa thuận hợp tác mới để tích hợp “chuỗi giá trị nguyên liệu thô bền vững, bao gồm thông qua việc phát triển chung các dự án”.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội thảo luận với những điều khoản rõ ràng như vậy về một cơ chế giúp chúng tôi thoát khỏi chủ nghĩa khai thác ở Mỹ Latin”, Tổng thống Argentina Alberto Fernández cho biết sau hội nghị thượng đỉnh.
Bùng nổ nhu cầu lithium
Theo tờ Politico, EU đang dựa vào “tam giác lithium” kéo dài qua Argentina, Chile và Bolivia - nơi nắm giữ khoảng một nửa trữ lượng kim loại đã được xác định trên thế giới - để cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển đổi xanh tại châu Âu. Hiện tại, 78% lượng lithium của EU đến từ Chile.Chris Heron - phát ngôn viên của nhóm vận động hành lang Eurometaux - cho biết: “Không nhất thiết phải có xung đột giữa việc châu Âu muốn xây dựng năng lực tinh chế của riêng mình với việc hỗ trợ các khu vực đối tác như Mỹ Latin làm điều tương tự.”
Ông Heron cũng nhận định rằng, nhu cầu đối với khoáng sản “cao đến mức cả hai sẽ cần phải làm việc cùng nhau”.
Tờ Politico nhận định rằng, lượng lớn ô tô điện dự kiến sẽ xuất hiện trên đường phố châu Âu trong những năm tới, do việc bán các loại xe động cơ đốt trong mới bị cấm từ năm 2035, đang khiến nhu cầu về pin lithium-ion tăng vọt. Một nghiên cứu của trường đại học KU Leuven (Bỉ) cho thấy, nhu cầu về lithium sẽ tăng gấp 35 lần vào năm 2050.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng lithium toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2015, đạt 100.000 tấn/năm vào năm 2021. Sự tăng trưởng theo cấp số nhân đó dự kiến sẽ vẫn tiếp tục và giá cả cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nghi ngờ về việc các nước Mỹ Latin có thể nhanh chóng phát triển được sản phẩm pin của riêng họ.
Michael Schmidt - một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Tài nguyên Khoáng sản Đức (GMRA) - cho biết, trong khi Argentina, Brazil hoặc Mexico có thể ở vị trí thuận lợi để làm như vậy, thì những nước khác - bao gồm Chile và Bolivia - có thể sẽ gặp khó khăn vào lúc bắt đầu.
Ông Schmidt nói: “Thành công phụ thuộc vào việc một quốc gia đã có ngành công nghiệp ô tô chưa, quốc gia đó đã có chuỗi cung ứng địa phương chưa… và liệu bạn đã có thị trường bán hàng trong nước hay phải tiếp cận các thị trường khác.”
Các chuyên gia đồng ý rằng, trọng tâm chính của EU là hợp tác với Mỹ Latin để đào lithium lên khỏi mặt đất và đưa ra thị trường.
Maximilian Fichtner - một chuyên gia về pin và là giám đốc của Viện nghiên cứu Helmholtz Institute Ulm (Đức) - cho biết: “Việc cung cấp lithium không phải là một vấn đề trên lý thuyết, mà là một vấn đề trong thực tế. Có đủ trữ lượng lithium, nhưng nó vẫn chưa có sẵn trên thị trường vì phải mất khoảng 10 năm để biến một phát hiện thành một mỏ khai thác.”
‘Đối tác được lựa chọn’
Theo tờ Politico, EU hiểu rằng họ cần đảm bảo cả hai bên đều được hưởng lợi từ quan hệ đối tác về nguyên liệu thô. Châu Âu đang biến điều này thành quan điểm thuyết phục chính nhằm tạo sự khác biệt với Trung Quốc.Sonya Gospodinova - người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) - cho biết, EU muốn trở thành “đối tác được lựa chọn” của các nước Mỹ Latin, mục tiêu là “cùng nhau phát triển một ngành công nghiệp cạnh tranh, bền vững và có trách nhiệm để khai thác, xử lý, tinh chế và tái chế các nguyên liệu thô quan trọng và chiến lược”.
Phó chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Nicola Beer, người phụ trách nhóm công tác về Đạo luật Nguyên liệu thô Quan trọng - kế hoạch của Brussels nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu chính - cho biết: “Việc xử lý và tái chế hơn nữa ở châu Âu phải đi đôi với việc tạo ra giá trị bền vững ở các quốc gia đối tác của chúng tôi, vì lợi ích của người dân và nền kinh tế địa phương.”