Mặc dù một ngọn núi lửa ở Nam Cực phun ra vàng thật với giá trị hàng trăm triệu đồng mỗi ngày, nhưng không ai dám đến gần để thu thập. Ngọn núi lửa đặc biệt này có tên là Erebus, nằm bên bờ biển phía đông của đảo Ross, với độ cao 3794m so với mực nước biển.
Ảnh minh họa
Theo các nhà khoa học, Erebus phun ra khoảng 80g vàng kết tinh mỗi ngày, tương đương với khoảng 162 triệu đồng. Núi lửa này đã hoạt động liên tục từ năm 1972 và là một trong hai ngọn núi lửa hoạt động trong vùng phun ra bụi vàng.
Các chuyên gia cho rằng vàng này có nguồn gốc từ đá núi lửa. Nhiệt độ cực cao khiến đá trong lòng đất bốc lên từ dưới núi lửa cùng với vàng, sau đó vàng được đưa lên bề mặt trước khi kết tinh. Tamsin Mather, nhà nghiên cứu núi lửa người Anh, giải thích: "Erebus là một trong số ít núi lửa có hồ dung nham hoạt động liên tục bên trong miệng núi và phun khí 24/24. Nó phun ra nhiều hạt kim loại nhỏ, bao gồm vàng và nhiều loại khác nữa. Mỗi ngọn núi lửa có các phản ứng hóa học khác nhau và có một số ít núi lửa khác ngoài Erebus cũng phun ra (bụi) vàng."
Tuy nhiên, việc thu thập vàng từ núi lửa Erebus là vô cùng khó khăn. Vàng được phun ra là bụi vàng, rất nhẹ và bay xa. Mỗi hạt bụi vàng chỉ có kích thước từ 0,1 - 20 micromet trong khí gas và 60 micromet ở tuyết xung quanh. Kích thước nhỏ bé này khiến việc thu thập trở nên bất khả thi đối với người bình thường.
Mặc dù việc núi lửa phun ra vàng là một hiện tượng thú vị, nhưng các nhà khoa học lại quan tâm nhiều hơn đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ việc phun trào núi lửa ở Nam Cực. Hầu hết các núi lửa này bị chôn vùi dưới lớp băng dày, và khi phun trào, nhiệt lượng tỏa ra có thể làm tan chảy băng, tạo ra lượng nước lớn gây ra những hậu quả khó lường.
Ảnh minh họa
Theo các nhà khoa học, Erebus phun ra khoảng 80g vàng kết tinh mỗi ngày, tương đương với khoảng 162 triệu đồng. Núi lửa này đã hoạt động liên tục từ năm 1972 và là một trong hai ngọn núi lửa hoạt động trong vùng phun ra bụi vàng.
Các chuyên gia cho rằng vàng này có nguồn gốc từ đá núi lửa. Nhiệt độ cực cao khiến đá trong lòng đất bốc lên từ dưới núi lửa cùng với vàng, sau đó vàng được đưa lên bề mặt trước khi kết tinh. Tamsin Mather, nhà nghiên cứu núi lửa người Anh, giải thích: "Erebus là một trong số ít núi lửa có hồ dung nham hoạt động liên tục bên trong miệng núi và phun khí 24/24. Nó phun ra nhiều hạt kim loại nhỏ, bao gồm vàng và nhiều loại khác nữa. Mỗi ngọn núi lửa có các phản ứng hóa học khác nhau và có một số ít núi lửa khác ngoài Erebus cũng phun ra (bụi) vàng."
Tuy nhiên, việc thu thập vàng từ núi lửa Erebus là vô cùng khó khăn. Vàng được phun ra là bụi vàng, rất nhẹ và bay xa. Mỗi hạt bụi vàng chỉ có kích thước từ 0,1 - 20 micromet trong khí gas và 60 micromet ở tuyết xung quanh. Kích thước nhỏ bé này khiến việc thu thập trở nên bất khả thi đối với người bình thường.
Mặc dù việc núi lửa phun ra vàng là một hiện tượng thú vị, nhưng các nhà khoa học lại quan tâm nhiều hơn đến những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ việc phun trào núi lửa ở Nam Cực. Hầu hết các núi lửa này bị chôn vùi dưới lớp băng dày, và khi phun trào, nhiệt lượng tỏa ra có thể làm tan chảy băng, tạo ra lượng nước lớn gây ra những hậu quả khó lường.