Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn loại thịt nào? Lựa chọn chế độ ăn thịt cho người tiểu đường

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Việc lựa chọn loại thịt phù hợp, giúp kiểm soát lượng chất béo và calo nạp vào cơ thể, góp phần ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường và Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn thịt dựa trên hàm lượng protein, chất béo và calo. Một số loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và calo có thể làm tăng đường huyết, dẫn đến tăng cân, khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn.

Nên chọn:​

  • Thịt nạc: Ức gà không da là lựa chọn lý tưởng nhất với hàm lượng protein cao, chất béo và calo thấp. Ngoài ra, các loại thịt nạc khác như thăn bò, sườn bò, thịt nai, thịt lợn thăn, thịt gia cầm bỏ da cũng là những lựa chọn tốt, cung cấp khoảng 7g protein/28g. Người bệnh nên giới hạn lượng thịt nạc tiêu thụ ở mức tối đa 400g mỗi tuần.
  • Thịt mỡ vừa: Bao gồm các loại thịt bò xay, bò bít tết, thăn bò, sườn và cốt lết lợn, thịt cừu nướng, gia cầm có da. Nhóm thịt này cung cấp khoảng 5g chất béo và 75 calo/28g, nên được tiêu thụ với khẩu phần ít hơn thịt nạc, khoảng 300g mỗi tuần.
Lưu ý khi chế biến:
  • Hạn chế tẩm ướp gia vị, chất phụ gia.
  • Kết hợp với rau xanh, củ quả giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

1723002991619.png


Nên tránh:​

  • Thịt mỡ: Chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho người tiểu đường. Nên bỏ phần da và mỡ trước khi chế biến.
  • Thịt chế biến sẵn: Như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, chả,... chứa nhiều chất béo, muối và chất bảo quản, có thể gây viêm nhiễm, tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
  • Thịt nguội: Chứa nhiều muối và chất phụ gia, trong đó có nitrat – chất cản trở sản xuất insulin, làm tăng tình trạng kháng insulin.

Lựa chọn thay thế:​


Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein và thay thế một phần thịt bằng nguồn protein thực vật và cá:
  • Cá: Đặc biệt là cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,...
  • Hải sản có vỏ: Cua, tôm, sò điệp,...
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành,...
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, quinoa,...
Lựa chọn nguồn protein thay thế thịt không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn giúp kiểm soát đường huyết, cân nặng và cholesterol hiệu quả.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top