VNR Content
Pearl
Hiện nay có ý kiến khác nhau về việc có nên tiêm vaccine COVID-19 cho người đã từng mắc COVID-19 và khỏi bệnh hay không và khỏi bệnh sau bao lâu thì có thể tiêm vaccine?
Cán bộ y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn
Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ, một công trình khoa học gần đây của nhóm nghiên cứu ở New York giúp làm sáng tỏ một phần tại sao khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, người hồi phục có hệ miễn dịch mạnh hơn so với người được tiêm vaccine.
Trong nghiên cứu này, họ thấy rằng tế bào nhớ B (memory B cells) trong cơ thể người đã bị nhiễm virus có thể tiếp tục tiến hóa (evolve) trong tối thiểu 1 năm để tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhiễm của virus, thậm chí là các biến chủng mới nguy hiểm.
Trong khi đó, sự tiến hóa của các tế bào B này ở người tiêm vaccine mRNA (như của Moderna hoặc Pfizer- BioNTech) chỉ dừng lại khoảng trong 5 tháng sau khi chích ngừa. Trong một nghiên cứu khác của nhóm ở Hà Lan, các nhà khoa học thấy rằng cũng có sự khác biệt rõ rệt trong nhóm người bị bệnh nặng và nhóm người bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Huyết tương lấy từ nhóm người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng thường có ít kháng thể hơn và khả năng trung hòa virus yếu hơn, đặc biệt là đối với các chủng mới.
TS. Nguyễn Hồng Vũ cho biết: Nói chung, người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, ngoài loại kháng thể được tạo ra để nhận biết protein S thì còn nhiều loại kháng thể khác nhận biết các loại protein khác nhau trong và ngoài con virus, tương tác với nhiều con đường tín hiệu trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch toàn vẹn hơn.
Virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm dài hơn (thường là 1-2 tuần) so với thời gian tồn tại các kháng nguyên được tạo ra bởi vaccine (thường chỉ vài ngày). Do vậy, các tế bào miễn dịch của cơ thể “học” được nhiều hơn và hiệu quả hơn, cũng giống như bạn được dạy bởi một “chương trình nâng cao” với thời lượng học dài hơn và nhiều học cụ sinh động, phong phú hơn sẽ nhớ bài học lâu hơn và thậm chí phát triển khả năng sáng tạo thêm.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng lẫn không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến 1 năm hoặc hơn!
"Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho những người đó và cho cộng đồng, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới khuyên những người này nên được tiêm vaccine COVID-19 sau 6 tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh để đảm bảo có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ" - TS. Nguyễn Hồng Vũ nhấn mạnh.
Về ý kiến tiêm vaccine cho người mắc COVID-19 (F0) đã khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá để hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh trước mắt, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn thực hiện theo Quyết định 3802, trong đó người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.
Theo Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 10.8, Bộ Y tế yêu cầu không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn là có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Theo Lao Động
Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ, một công trình khoa học gần đây của nhóm nghiên cứu ở New York giúp làm sáng tỏ một phần tại sao khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, người hồi phục có hệ miễn dịch mạnh hơn so với người được tiêm vaccine.
Trong nghiên cứu này, họ thấy rằng tế bào nhớ B (memory B cells) trong cơ thể người đã bị nhiễm virus có thể tiếp tục tiến hóa (evolve) trong tối thiểu 1 năm để tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhiễm của virus, thậm chí là các biến chủng mới nguy hiểm.
Trong khi đó, sự tiến hóa của các tế bào B này ở người tiêm vaccine mRNA (như của Moderna hoặc Pfizer- BioNTech) chỉ dừng lại khoảng trong 5 tháng sau khi chích ngừa. Trong một nghiên cứu khác của nhóm ở Hà Lan, các nhà khoa học thấy rằng cũng có sự khác biệt rõ rệt trong nhóm người bị bệnh nặng và nhóm người bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Huyết tương lấy từ nhóm người bị bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng thường có ít kháng thể hơn và khả năng trung hòa virus yếu hơn, đặc biệt là đối với các chủng mới.
TS. Nguyễn Hồng Vũ cho biết: Nói chung, người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, ngoài loại kháng thể được tạo ra để nhận biết protein S thì còn nhiều loại kháng thể khác nhận biết các loại protein khác nhau trong và ngoài con virus, tương tác với nhiều con đường tín hiệu trong tế bào, kích thích hệ miễn dịch toàn vẹn hơn.
Virus tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm dài hơn (thường là 1-2 tuần) so với thời gian tồn tại các kháng nguyên được tạo ra bởi vaccine (thường chỉ vài ngày). Do vậy, các tế bào miễn dịch của cơ thể “học” được nhiều hơn và hiệu quả hơn, cũng giống như bạn được dạy bởi một “chương trình nâng cao” với thời lượng học dài hơn và nhiều học cụ sinh động, phong phú hơn sẽ nhớ bài học lâu hơn và thậm chí phát triển khả năng sáng tạo thêm.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng lẫn không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến 1 năm hoặc hơn!
"Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho những người đó và cho cộng đồng, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới khuyên những người này nên được tiêm vaccine COVID-19 sau 6 tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh để đảm bảo có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ" - TS. Nguyễn Hồng Vũ nhấn mạnh.
Về ý kiến tiêm vaccine cho người mắc COVID-19 (F0) đã khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá để hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh trước mắt, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn thực hiện theo Quyết định 3802, trong đó người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.
Theo Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 10.8, Bộ Y tế yêu cầu không tiêm cho người có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn là có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Theo Lao Động