VNR Content
Pearl
Bị bại liệt từ năm 1952, Paul Alexander đã có một cuộc đời viên mãn dù phải nằm một chỗ và thở máy suốt gần 70 năm qua.
Vào một ngày hè nóng nực năm 1952, Paul Alexander ở Bang Texas (Mỹ) bất ngờ bị ốm nặng. Cổ và đầu của anh bị đau kèm theo sốt cao. Trong vòng vài ngày, Alexander khi đó mới 6 tuổi đã không thể cử động, thậm chí nói hoặc nuốt: cậu bé đã mắc bệnh bại liệt.
Từ đó đến nay, mặc dù gần như bị liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống, Alexander - hiện đã 75 tuổi - vẫn sống khỏe mạnh nhờ một loại máy thở lâu đời suốt gần bảy thập kỷ. Ông là một trong những người cuối cùng sử dụng phổi sắt - một thiết bị phổ biến vào thời kỳ dịch bại liệt hoành hành (1952-1984).
Paul Alexander ở Bang Texas (Mỹ) cùng với lá "phổi sắt" của mình
Tuy nhiên, thay vì chấp nhận bị thiết bị y tế giam cầm, người đàn ông mang lá phổi sắt đã lấy đó làm động lực để phấn đấu, trở thành một người có ích cho xã hội. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc khi học trung học, sau đó nhận được học bổng vào Đại học Southern Methodist sau một lần bị trường từ chối. Ông còn tích cực tham gia các lớp học trên xe lăn trong những khoảnh khắc ngắn ngủi khi có thể rời xa lá phổi sắt.
Năm 1984, Alexander tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ Luật từ Đại học Texas tại Trường Luật Austin và đã trở thành một luật sư thực thụ.
Vào năm 2020, Alexander đã xuất bản một cuốn sách về những trải nghiệm của mình với tựa đề “Three Minutes for a Dog: My Life in an Iron Lung”. Ông đã phải dùng miệng để viết từng chữ một và mất 5 năm để hoàn thành tác phẩm của mình.
Bìa cuốn sách kể về những trải nghiệm của Alexander do chính ông làm tác giả
“Tôi muốn hoàn thành những điều mà chính tôi từng cho rằng không thể làm được cũng như chạm tới những ước mơ của mình,” Alexander chia sẻ.
Dịch bại liệt diễn ra vào giữa thế kỷ 20 từng khiến hàng chục nghìn người nhiễm bệnh và hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm. Căn bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến một số dạng tê liệt ở khoảng một nửa số trường hợp mắc bệnh. Franklin Delano Roosevelt, tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, đã mất khả năng sử dụng chân khi mắc bệnh bại liệt vào năm 1921. Cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác này bắt đầu có chuyển biến tích cực vào năm 1953, khi nhà virus học Jonas Salk phát minh ra vắc-xin ngừa bại liệt. Cho tới năm 1979, Hoa Kỳ mới chính thức loại bỏ hoàn toàn bệnh dịch này.
Dịch bại liệt đã làm hàng chục nghìn người bị bệnh và hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm vào giữa thế kỷ 20. Vào thời kỳ đỉnh điểm của bệnh dịch, phổi sắt được xem là vị cứu tinh cho những người bị tê liệt cơ hoành. Thiết bị này cho phép họ thở bằng cách tạo ra áp suất âm qua chân không, khiến phổi giãn nở.
Phổi sắt là thiết bị không thể thiếu trong thời kỳ đỉnh điểm của bệnh dịch bại liệt ở thế kỷ 20
Hiện nay, Alexander được cho là một trong hai người duy nhất còn sử dụng lá phổi sắt. Theo Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ Quốc gia Smithsonian, 1.200 người ở Hoa Kỳ sử dụng mặt nạ phòng độc vào năm 1959, nhưng con số này giảm xuống chỉ còn 39 người vào năm 2004.
Theo Smithsonian Magazine
Vào một ngày hè nóng nực năm 1952, Paul Alexander ở Bang Texas (Mỹ) bất ngờ bị ốm nặng. Cổ và đầu của anh bị đau kèm theo sốt cao. Trong vòng vài ngày, Alexander khi đó mới 6 tuổi đã không thể cử động, thậm chí nói hoặc nuốt: cậu bé đã mắc bệnh bại liệt.
Từ đó đến nay, mặc dù gần như bị liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống, Alexander - hiện đã 75 tuổi - vẫn sống khỏe mạnh nhờ một loại máy thở lâu đời suốt gần bảy thập kỷ. Ông là một trong những người cuối cùng sử dụng phổi sắt - một thiết bị phổ biến vào thời kỳ dịch bại liệt hoành hành (1952-1984).
Paul Alexander ở Bang Texas (Mỹ) cùng với lá "phổi sắt" của mình
Tuy nhiên, thay vì chấp nhận bị thiết bị y tế giam cầm, người đàn ông mang lá phổi sắt đã lấy đó làm động lực để phấn đấu, trở thành một người có ích cho xã hội. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc khi học trung học, sau đó nhận được học bổng vào Đại học Southern Methodist sau một lần bị trường từ chối. Ông còn tích cực tham gia các lớp học trên xe lăn trong những khoảnh khắc ngắn ngủi khi có thể rời xa lá phổi sắt.
Năm 1984, Alexander tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ Luật từ Đại học Texas tại Trường Luật Austin và đã trở thành một luật sư thực thụ.
Vào năm 2020, Alexander đã xuất bản một cuốn sách về những trải nghiệm của mình với tựa đề “Three Minutes for a Dog: My Life in an Iron Lung”. Ông đã phải dùng miệng để viết từng chữ một và mất 5 năm để hoàn thành tác phẩm của mình.
“Tôi muốn hoàn thành những điều mà chính tôi từng cho rằng không thể làm được cũng như chạm tới những ước mơ của mình,” Alexander chia sẻ.
Dịch bại liệt diễn ra vào giữa thế kỷ 20 từng khiến hàng chục nghìn người nhiễm bệnh và hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm. Căn bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến một số dạng tê liệt ở khoảng một nửa số trường hợp mắc bệnh. Franklin Delano Roosevelt, tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, đã mất khả năng sử dụng chân khi mắc bệnh bại liệt vào năm 1921. Cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác này bắt đầu có chuyển biến tích cực vào năm 1953, khi nhà virus học Jonas Salk phát minh ra vắc-xin ngừa bại liệt. Cho tới năm 1979, Hoa Kỳ mới chính thức loại bỏ hoàn toàn bệnh dịch này.
Dịch bại liệt đã làm hàng chục nghìn người bị bệnh và hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm vào giữa thế kỷ 20. Vào thời kỳ đỉnh điểm của bệnh dịch, phổi sắt được xem là vị cứu tinh cho những người bị tê liệt cơ hoành. Thiết bị này cho phép họ thở bằng cách tạo ra áp suất âm qua chân không, khiến phổi giãn nở.
Hiện nay, Alexander được cho là một trong hai người duy nhất còn sử dụng lá phổi sắt. Theo Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ Quốc gia Smithsonian, 1.200 người ở Hoa Kỳ sử dụng mặt nạ phòng độc vào năm 1959, nhưng con số này giảm xuống chỉ còn 39 người vào năm 2004.
Theo Smithsonian Magazine