Ứng dụng VNeID yêu cầu phải sử dụng mã kích hoạt gửi đến thiết bị cũ mới có thể chuyển sang điện thoại mới.
Trần Long (Thái Hà, Hà Nội) cho biết, sau khi mất điện thoại và phải mua máy khác, anh gặp rắc rối khi cài đặt lại ứng dụng VNeID. "Tôi điền đúng tài khoản, mật khẩu nhưng phần mềm yêu cầu nhập mã gửi về thiết bị cũ đã đăng nhập trước đó. Nhưng điện thoại cũ mất rồi nên đành chịu", anh Long nói.
Tương tự, Thanh Hà (quận 3, TP HCM) mới mua iPhone 14 và sử dụng dịch vụ trade-in (đổi điện thoại cũ và bù thêm tiền). Chị đã cẩn thận sao lưu toàn bộ dữ liệu, trong đó có tài khoản VNeID. Tuy nhiên, khi đăng nhập, phần mềm thông báo cần quét QR code hiển thị trên máy cũ. "Tôi không nhận được cảnh báo này khi đăng ký lần đầu. Máy cũ đã reset ngay khi giao cho cửa hàng nên không có cách nào vào được VNeID", chị Hà cho hay.
Ứng dụng VNeID đòi hỏi mã kích hoạt trên thiết bị cũ khi đăng nhập trên thiết bị mới. Ảnh: Tuấn Hưng
Một số người gặp tình huống tương tự cho rằng phần mềm gây khó cho việc quản lý thông tin, không dễ như các tài khoản mạng xã hội, dịch vụ, tiện ích khác. "Với những phần mềm khác, tôi chỉ cần nhớ thông tin tài khoản, mật khẩu, cùng lắm hệ thống sẽ gửi tin nhắn xác thực đến điện thoại khi đổi thiết bị là xong", anh Long nói.
Theo chuyên gia công nghệ Trần Dinh, sử dụng mã gửi tới thiết bị cũ khi đăng nhập trên thiết bị mới là cách xác thực có tính bảo mật cao và không hiếm phần mềm sử dụng. Các dịch vụ liên quan đến tài chính, ví điện tử, đặc biệt là các ví tiền số đều sử dụng cách thức này để tăng tính bảo mật. "Tuy nhiên, những phần mềm này đều có lựa chọn thứ hai cho người dùng là xác thực bằng giấy tờ tùy thân, khuôn mặt... để thuận tiện khi không thể dùng thiết bị cũ. VNeID hiện chưa có tùy chọn này", ông Dinh phân tích.
Ngoài rắc rối khi đổi thiết bị, nhiều người cũng gặp lỗi chưa đăng ký được tài khoản định danh điện tử. Có thể kể đến như ứng dụng không thể quét mã QR code, không nhận diện khuôn mặt khi chụp ảnh, báo sai thông tin đăng nhập...
Đại diện Bộ Công An cho biết thời gian tới, VNeID sẽ được cập nhật phiên bản mới, khắc phục các lỗi thường gặp. Trong đó, Bộ sẽ bổ sung phương thức công dân ra trực tiếp công an khu vực để reset thiết bị khi đổi điện thoại, hoặc sử dụng thiết bị có tính năng reset tài khoản.
Ứng dụng VNeID đang ở phiên bản 2.0.3, yêu cầu người dùng cài đặt trên điện thoại chạy hệ điều hành iOS 13 hoặc Android 5.0 trở lên. Trên cả hai kho App Store và Play Store, ứng dụng đều đã có hàng triệu lượt tải.
Tính tới giữa tháng 10, hơn 11 triệu tài khoản định danh điện tử đã được phê duyệt và cấp, trong đó có hơn 150.000 đăng ký mức 1. Nhà quản lý cũng duyệt tích hợp hơn một triệu thông tin bảo hiểm y tế, hơn 200.000 giấy phép lái xe. Ngày 23/10, đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (thuộc C06 Bộ Công an), cho biết mỗi ngày trung tâm phải xử lý hàng nghìn hồ sơ, phê duyệt tích hợp. Do đó, việc thu nhận thông tin, duyệt hồ sơ đăng ký định danh điện tử của người dân cần phải có quy trình, đảm bảo tính bảo mật.
Khi người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử phải cung cấp hình ảnh, sinh trắc học (ảnh thẻ, vân tay), sau đó trung tâm đối chiếu với thông tin trên hệ thống, trùng khớp sẽ được duyệt ngay. "Có người dữ liệu chưa chính xác hoặc chụp ảnh xác thực không đúng cách dẫn đến hệ thống không thể duyệt hồ sơ. Có trường hợp, cán bộ không thể duyệt thủ công mà phải nhìn bằng mắt để đánh giá xem chính xác không", người đại diện nói.
Theo Tuấn Hưng/VnExpress
Trần Long (Thái Hà, Hà Nội) cho biết, sau khi mất điện thoại và phải mua máy khác, anh gặp rắc rối khi cài đặt lại ứng dụng VNeID. "Tôi điền đúng tài khoản, mật khẩu nhưng phần mềm yêu cầu nhập mã gửi về thiết bị cũ đã đăng nhập trước đó. Nhưng điện thoại cũ mất rồi nên đành chịu", anh Long nói.
Tương tự, Thanh Hà (quận 3, TP HCM) mới mua iPhone 14 và sử dụng dịch vụ trade-in (đổi điện thoại cũ và bù thêm tiền). Chị đã cẩn thận sao lưu toàn bộ dữ liệu, trong đó có tài khoản VNeID. Tuy nhiên, khi đăng nhập, phần mềm thông báo cần quét QR code hiển thị trên máy cũ. "Tôi không nhận được cảnh báo này khi đăng ký lần đầu. Máy cũ đã reset ngay khi giao cho cửa hàng nên không có cách nào vào được VNeID", chị Hà cho hay.
Một số người gặp tình huống tương tự cho rằng phần mềm gây khó cho việc quản lý thông tin, không dễ như các tài khoản mạng xã hội, dịch vụ, tiện ích khác. "Với những phần mềm khác, tôi chỉ cần nhớ thông tin tài khoản, mật khẩu, cùng lắm hệ thống sẽ gửi tin nhắn xác thực đến điện thoại khi đổi thiết bị là xong", anh Long nói.
Theo chuyên gia công nghệ Trần Dinh, sử dụng mã gửi tới thiết bị cũ khi đăng nhập trên thiết bị mới là cách xác thực có tính bảo mật cao và không hiếm phần mềm sử dụng. Các dịch vụ liên quan đến tài chính, ví điện tử, đặc biệt là các ví tiền số đều sử dụng cách thức này để tăng tính bảo mật. "Tuy nhiên, những phần mềm này đều có lựa chọn thứ hai cho người dùng là xác thực bằng giấy tờ tùy thân, khuôn mặt... để thuận tiện khi không thể dùng thiết bị cũ. VNeID hiện chưa có tùy chọn này", ông Dinh phân tích.
Ngoài rắc rối khi đổi thiết bị, nhiều người cũng gặp lỗi chưa đăng ký được tài khoản định danh điện tử. Có thể kể đến như ứng dụng không thể quét mã QR code, không nhận diện khuôn mặt khi chụp ảnh, báo sai thông tin đăng nhập...
Đại diện Bộ Công An cho biết thời gian tới, VNeID sẽ được cập nhật phiên bản mới, khắc phục các lỗi thường gặp. Trong đó, Bộ sẽ bổ sung phương thức công dân ra trực tiếp công an khu vực để reset thiết bị khi đổi điện thoại, hoặc sử dụng thiết bị có tính năng reset tài khoản.
Ứng dụng VNeID đang ở phiên bản 2.0.3, yêu cầu người dùng cài đặt trên điện thoại chạy hệ điều hành iOS 13 hoặc Android 5.0 trở lên. Trên cả hai kho App Store và Play Store, ứng dụng đều đã có hàng triệu lượt tải.
Tính tới giữa tháng 10, hơn 11 triệu tài khoản định danh điện tử đã được phê duyệt và cấp, trong đó có hơn 150.000 đăng ký mức 1. Nhà quản lý cũng duyệt tích hợp hơn một triệu thông tin bảo hiểm y tế, hơn 200.000 giấy phép lái xe. Ngày 23/10, đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (thuộc C06 Bộ Công an), cho biết mỗi ngày trung tâm phải xử lý hàng nghìn hồ sơ, phê duyệt tích hợp. Do đó, việc thu nhận thông tin, duyệt hồ sơ đăng ký định danh điện tử của người dân cần phải có quy trình, đảm bảo tính bảo mật.
Khi người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử phải cung cấp hình ảnh, sinh trắc học (ảnh thẻ, vân tay), sau đó trung tâm đối chiếu với thông tin trên hệ thống, trùng khớp sẽ được duyệt ngay. "Có người dữ liệu chưa chính xác hoặc chụp ảnh xác thực không đúng cách dẫn đến hệ thống không thể duyệt hồ sơ. Có trường hợp, cán bộ không thể duyệt thủ công mà phải nhìn bằng mắt để đánh giá xem chính xác không", người đại diện nói.
Theo Tuấn Hưng/VnExpress