Người La Mã cổ đại đeo dây chuyền có hình "của quý"

nhhgiap

Pearl
Một nhà dò kim loại gần đây đã phát hiện một mặt dây chuyền bạc hình ********* ở Kent, Anh. Thứ trang sức này được người dân La Mã tin có tác dụng bảo vệ khỏi vận rủi vào 1800 năm trước.
Người La Mã cổ đại đeo dây chuyền có hình của quý
Những mặt dây chuyền hình "của quý" từ thời La Mã, vệt sọc ở mặt đầu tiên từ trái qua mô tả lông mu
Các nhà văn La Mã cổ đại như Marcus Terentius Varro (sống năm 116 trước Công nguyên đến 27 trước Công nguyên) và Pliny the Elder (23 đến 79 sau Công nguyên) từng đề cập đến nhiều mặt dây chuyền hình dáng ********* cùng vật tượng trưng của nó giúp đuổi tà ác. Nhiều tài liệu mô tả ********* đã được tìm thấy trên khắp Đế chế La Mã, trong đó nhiều học giả viết rằng chúng được tạo ra để tránh vận rủi.
Mặt dây chuyền (hay bùa hộ mệnh) được phát hiện dài khoảng 3.1 cm, với một vòng nhỏ ở phía trên cùng để luồn dây qua. Nó có niên đại từ giữa năm 42 đến 410 sau Công nguyên, thời kỳ La Mã kiểm soát nước Anh. Mặc dù mặt dây chuyền hình ********* từng xuất hiện khắp nước Anh La Mã, nhưng chúng thường được làm bằng hợp kim đồng chứ không phải bằng bạc như cái phát hiện ở Kent.
Lori Rogerson, một sĩ quan liên lạc của Cơ quan Cổ vật Di động (PAS), nói với
Live Science: “So với hợp kim đồng, bạc có chất lượng cao hơn, người cổ đại chọn nó để gia tăng 'khả năng bảo vệ' của bùa hộ mệnh. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy chiếc bùa địa phương này còn rất nổi tiếng trong quân đội La Mã”.
Cyril Dumas, một học giả tại Musée Yves Brayer, người đã nghiên cứu và viết về những mặt dây chuyền kỳ lạ, cho biết mọi tầng lớp dân cư của đế chế La Mã, thậm chí cả động vật đều đeo bùa hộ mệnh để xua đuổi “mắt quỷ dữ”.
“Họ đeo chúng để chống lại tác động của “mắt quỷ”, một hiện thân của vận rủi”, Dumas nói với Live Science trong một email.
Về lý do thay đổi vật liệu, có lẽ người mua đã có đủ tiền để sở hữu một loại bùa hộ mệnh chất lượng cao hơn loại đồng. “Việc lựa chọn bạc làm vật liệu có nhiều lý do, một trong số đó là người đeo có đủ kinh tế, và mặt dây chuyền bằng bạc có giá trị trưng bày cao hơn. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ bạc cũng có những tính chất thần kỳ khi trở thành vật liệu trang sức”, Rob Collins, giám đốc dự án và điều phối viên nghiên cứu tại Trường Đại học Newcastle, cho biết.
Nhà dò tìm kim loại Wendy Thompson là người tìm ra chiếc bùa hộ mệnh vào ngày 31/12/2020. Hiện vật đang trải qua quy trình đánh giá của luật pháp Vương Quốc Anh trước khi được trưng bày tại bảo tàng.
Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top