Người phụ nữ đau đớn vì dụng cụ tránh thai hết hạn nhiễm khuẩn sót lại trong tử cung suốt 20 năm

Vòng tránh thai bị bỏ quên trong cơ thể của một người phụ nữ tới 20 năm đã gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng khiến hông và bụng của cô này bị đau nhiều tuần và phải điều trị bằng phẫu thuật và thuốc kháng sinh.
Các bác sĩ ở Nhật Bản cho biết, bộ dụng cụ tử cung (IUD) bị sót lại bên trong cơ thể người phụ nữ suốt 20 năm đã gây ra tình trạng nhiễm trùng, khiến cô phải nhập viện cấp cứu. Dụng cụ ngừa thai hết hạn bị phát hiện có chứa vi khuẩn, khiến cô bị sốt và đau bụng nhiều tháng.
Người phụ nữ đau đớn vì dụng cụ tránh thai hết hạn nhiễm khuẩn sót lại trong tử cung suốt 20 năm
Sau khi tháo vòng tránh thai hết hạn bị bỏ quên và được điều trị bằng một đợt kháng sinh dài ngày, các triệu chứng đau bụng đã khỏi hẳn.
Vòng tránh thai là dụng cụ hình chữ T được đưa vào tử cung phụ nữ và dùng như một biện pháp tránh thai lâu dài. Dụng cụ này có nhiệm vụ giải phóng hormone từ thiết bị hoặc từ đồng, các vật liệu khác (đồng làm cho tử cung không thể tiếp xúc với tinh trùng). Vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai 99% nhưng giống như tất cả các loại thuốc khác, chúng cũng có nhược điểm.
Ví dụ, quá trình chèn dụng cụ đầu tiên có thể rất đau đớn, trong khi một số người có thể gặp các triệu chứng như chảy máu hoặc chuột rút nhiều tháng sau đó. Tuy nhiên so với thời điểm mới xuất hiện lần đầu vào những năm 1970, vòng tránh thai nay đã an toàn hơn rất nhiều.
Một hạn chế khác là chúng không thể tồn tại mãi mãi. Mỗi loại sẽ có ngày hết hạn khác nhau nhưng tất cả vòng tránh thai cần được thay thế hoặc loại bỏ sau một vài năm nhất định. Đối với vòng tránh thai bằng đồng, loại có thời gian thay thế lâu nhất, người dùng được khuyến cáo nên lấy ra khỏi tử cung sau 10 đến 12 năm.
Nhưng thật đáng tiếc khi người phụ nữ trong trường hợp này đã không làm như vậy. Theo Tạp chí Y học New England, người phụ nữ 54 tuổi đã đến phòng cấp cứu sau khi gặp phải các triệu chứng trong một thời gian dài.
Cô ấy đã bị sốt và sụt cân trong hai tháng, đau bụng và đi lại khó khăn trong ba tuần. Khi kiểm tra, các bác sĩ nhận thấy một khối mềm ở bụng dưới bên trái của cô và xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao. Đó là một dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng.
Khi người phụ nữ tiến hành chụp CT vùng bị ảnh hưởng, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai và nhiều ổ áp xe (túi chứa đầy mủ của mô chết, tế bào bạch cầu và vi trùng có dấu hiệu nhiễm trùng) khắp vùng chậu và lan rộng ra ngoài khớp háng bên trái. Các bác sĩ đã tiến hành một cuộc phẫu thuật để xử lý các ổ áp xe và rửa sạch chất lỏng trong hông để ngăn tình trạng nhiễm trùng tăng nặng. Sau đó các bác sỹ đã lấy ra thành công vòng tránh thai.
Người phụ nữ đau đớn vì dụng cụ tránh thai hết hạn nhiễm khuẩn sót lại trong tử cung suốt 20 năm
Vòng tránh thai sau khi được lấy ra phủ một lớp hạt "màu lưu huỳnh" liên quan đến một nhóm vi khuẩn hình que có tên actinomyces (các hạt này là những khối vi khuẩn giống như quả bóng kết tụ lại với mủ). Sau khi xét nghiệm mẫu chất lỏng từ người phụ nữ, họ có thể phân lập được vi khuẩn Actinomyces israelii. Loại nhiễm trùng này được gọi là bệnh actinomycosis.
Mặc dù A. israelii là một vi khuẩn khá phổ biến và thường vô hại nằm ở ******, ruột kết và miệng. Tuy nhiên nó đôi khi có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Tác giả nghiên cứu Noriko Arakaki chia sẻ với Gizmodo, vòng tránh thai có thể là một phần nguyên nhân vì những bệnh nhiễm trùng này có liên quan đến vòng tránh thai.
Trong trường hợp này, vòng tránh thai bằng nhựa đáng lẽ phải được thay thế sau 5 năm và phụ nữ sau khi sử dụng công cụ tránh thai này cần kiểm tra sức khỏe hàng năm. Không rõ tại sao người phụ nữ không thay thế nó nhưng Arakaki tiết lộ, cô ấy không thích bệnh viện.
Arakaki cho biết: “Nhiễm khuẩn vùng chậu xảy ra ở hơn 85% trường hợp đặt vòng tránh thai, nhất là vòng đã được sử dụng hơn 3 năm và phổ biến hơn ở những người sử dụng vòng tránh thai bằng nhựa hơn là vòng tránh thai bằng đồng. Chúng tôi cho rằng việc sử dụng vòng tránh thai lâu dài là một phần nguyên nhân dẫn tới trường hợp này”.
Người phụ nữ sau đó đã được điều trị bằng một đợt kháng sinh đường tiêm (IV) kéo dài, sau đó là kháng sinh đường uống. Cô vẫn đang dùng thuốc kháng sinh đường uống và sức khỏe tổng quát nhìn chung tốt, không tái phát áp xe và không còn biến chứng nữa.
Nhóm tác giả hy vọng nghiên cứu của họ sẽ nhắc nhở các bác sĩ về khả năng nhiễm khuẩn actinomycosis nếu phát hiện các ca tương tự có biểu hiện áp xe vùng chậu và xem xét lịch sử đặt vòng tránh thai của bệnh nhân. Thứ hai, điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu rằng vòng tránh thai phải được sử dụng đúng cách, cần phải thăm khám ngoại trú thường xuyên và phải thay vòng tránh thai vào thời điểm thích hợp.
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top