VNR Content
Pearl
Theo Ngụy lược, trước khi qua đời, Tào Tháo nói rằng cả đời ông không cảm thấy có lỗi với bất kỳ ai, nhưng lại thực sự cảm thấy tội lỗi với một nữ nhân. Người phụ nữ này chính là Đinh phu nhân, vợ đầu của Tào Tháo.
Nhiều tài liệu cho biết, dù Đinh phu nhân không thể có con nhưng không vì thế mà Tào Tháo sinh ghét bỏ. Mặt khác, kẻ gian hùng vẫn hết sức cưng chiều và yêu thương vợ mình.
Tào Tháo còn để Đinh phu nhân nuôi dưỡng đứa con trai của mình, tên Tào Ngang, với một phụ nữ họ Lưu do sinh khó mà chết ngay sau khi sinh.
Mặc dù không phải con đẻ nhưng Đinh phu nhân hết sức yêu thương và chăm sóc đứa con Tào Ngang này. Bên cạnh đó, Đinh phu nhân còn tỏ ra là một phụ nữ đảm đang, tháo vát khi quán xuyến gia đình và quản lý mọi việc trong nhà chu đáo đâu ra đó. Những điều này ở người vợ hiền khiến Tào Tháo luôn ngưỡng mộ, tin tưởng và an tâm.
Cuộc sống của Tào Tháo với Đinh phu nhân cứ thế trôi qua trong những ngày hạnh phúc thì vết rạn nứt được coi là biến cố lớn của vợ chồng Tào Tháo lại bắt đầu xuất hiện.
Vào năm Kiến An thứ 2 (năm 197), Tào Tháo đem quân đi chinh phạt Trương Tú ở Uyển Thành thuộc Kinh Châu. Kết quả Trương Tú nhanh chóng đầu hàng chịu thua.
Tuy nhiên, chính vì thói phong lưu, đa tình đã khiến Tào Tháo suýt mất mạng. Cụ thể, do mê mẩn nhan sắc thím dâu của Trương Tú nên Tào Tháo ngang nhiên nạp làm thiếp. Do đó, Trương Tú bất ngờ nửa đêm dẫn quân đột kích vào doanh trại khiến cho Tào Tháo không kịp trở tay và phải vội vàng tháo chạy.
Vụ việc này cũng được ghi lại trong chính sử. Sau trận chiến này, Tào Tháo tuy giữ được mạng sống, nhưng lại chịu mất mát quá lớn. Ông mất đi con trai cả Tào Ngang, cháu nội Tào An Dân và Điển Vi, tướng hộ vệ mà ông rất mực yêu quý. Hay tin con trai chết trận, Đinh phu nhân như hóa điên, hóa dại.
Tào Tháo sau khi đại bại, đã sai lập đền thờ cúng tế rồi than vãn với các tướng lĩnh của mình: “Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi”.
Nghe được những điều tàn nhẫn này từ chính người chồng của mình, Đinh phu nhân tức giận, đã mắng mỏ Tào Tháo thậm tệ. Bà cho Tào Tháo là người cha máu lạnh, vô tình đến đứa con đẻ của mình chết còn không tỏ ra xót thương.
Dù cho Tào Tháo có giải thích, thế nhưng trong mắt của người vợ cả khi đó, mọi lý lẽ của ông thực chất chỉ để biện bạch. Bà đã căm phẫn thốt lên với chồng: “Con trai bị giết chết mà ông ấy không hề tỏ ra thương xót, như thế có quá nhẫn tâm không?”.
Tào Tháo trước giờ vốn giữ hình tượng uy nghiêm, bất luận là người thân hay quân sĩ đều phải tỏ ra cung kính. Thế nhưng vợ cả lại lớn tiếng mắng mình trước mặt người khác, điều này khiến ông cả giận, bèn sai thuộc hạ đuổi Đinh thị về nhà mẹ đẻ.
Bản thân vị quân chủ họ Tào ấy cũng không ngờ rằng, việc làm này đã trở thành quyết định khiến ông tới lúc chết vẫn không khỏi ân hận.
Tào Tháo tưởng rằng vợ mình sau khi về nhà mẹ đẻ mấy hôm sẽ nguôi ngoai cơn giận. Song thật không ngờ, Đinh phu nhân một mực không nhượng bộ, dù nhiều lần Tào Tháo cho người đến đón bà trở về.
Trong suốt những ngày tháng về nhà mẹ đẻ, Đinh phu nhân âm thầm sống trong cảnh thanh bần, ngày ngày chăm chỉ kéo lụa dệt vải. Tào Tháo dù nhiều lần phái sử giả tới tận nơi đón về, nhưng những người này thậm chí còn không thể bước qua cửa vào nhà họ Đinh.
Vì muốn đưa vợ cả trở về, vị quân chủ họ Tào ấy đã buộc phải xuống nước và tới tận nhà mẹ vợ. Khi ông đến nơi, tất cả mọi người trong Đinh phủ đều vì kính sợ mà ra cúi chào, duy chỉ có Đinh phu nhân vẫn ở trong phòng dệt làm việc.
Tào Tháo thấy vợ không ra đón, liền tìm đến tận phòng. Theo ghi chép của "Ngụy lược", khi ở nơi này đối mặt với sự yên lặng và thờ ơ của Đinh phu nhân, vị quân chủ vốn nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt ấy đã khép nép mà thỉnh cầu:
"Nàng hãy quay lại nhìn ta một chút, cùng ta quay về vương cung, có được không?".
Thế nhưng đúng như câu "hữu cầu vô ứng", Đinh thị chỉ dùng sự im lặng đáp lại lời thỉnh cầu của chồng mình. Tào Tháo dần nhận ra sự cứng rắn và cương quyết của vợ, cũng hiểu ra rằng mọi chuyện không thể vãn hồi như xưa. Ông chỉ còn biết cất tiếng thở dài, đến bước chân cũng trở nên luống cuống, dồn dập hỏi Đinh thị hết câu này tới câu khác:
"Phu nhân, nàng quyết tâm đoạn tuyệt tình nghĩa phu thê với ta ư?".
"Nàng thực sự muốn như vậy hay sao?".
Sau nhiều câu hỏi không được đáp lại, Tào Tháo chỉ đành rời khỏi phòng và lên xe về phủ. Tào Tháo sai người truyền lời tới nhà họ Đinh, rằng bản thân đã không thể níu giữ được trái tim phu nhân, nên can tâm tình nguyện để nàng cải giá. Sự thỏa hiệp ấy tựa hồ như dấu chấm hết cho mối lương duyên giữa Tháo và người vợ tào khang của mình.
Sau khi đoạn tuyệt nghĩa tình, họ Tào nhanh chóng lập chính thất cho mình, ấy là Biện phu nhân, cũng là mẹ của Tào Phi.
Riêng Đinh phu nhân, từ sau buổi gặp gỡ với Tào, bà sống lặng lẽ tới phút cuối đời tại nhà cha mẹ. Ngày Đinh phu nhân qua đời, người vợ ấy vẫn mang nỗi căm hận thói phong lưu, bạc tình của chồng. Song chính Tào Tháo là người tự tay chọn nơi chôn cất cho người vợ ông hằng kính trọng và nể phục.
Tung hoành khắp nơi với tham vọng chính trị to lớn, nhưng đến khi cần kề với cái chết, Tào Tháo mới bộc bạch nỗi niềm từ tận đáy lòng mà ông chôn chặt bấy lâu. Đó là ngẫm lại trong suốt cuộc đời, người mà ông không nỡ rời xa nhất chính là Đinh phu nhân.
"Ta đối với nàng không hề phụ bạc, chỉ là làm điều sai nên khiến mọi thứ chẳng thể như xưa...", Tào Tháo nói.
>>> NHÂN VẬT TRONG TAM QUỐC KHIẾN TÀO THÁO TIẾC THƯƠNG KHI QUA ĐỜI, VỪA LÀ BẠN MÀ CŨNG LÀ KẺ THÙ
Nhiều tài liệu cho biết, dù Đinh phu nhân không thể có con nhưng không vì thế mà Tào Tháo sinh ghét bỏ. Mặt khác, kẻ gian hùng vẫn hết sức cưng chiều và yêu thương vợ mình.
Tào Tháo còn để Đinh phu nhân nuôi dưỡng đứa con trai của mình, tên Tào Ngang, với một phụ nữ họ Lưu do sinh khó mà chết ngay sau khi sinh.
Mặc dù không phải con đẻ nhưng Đinh phu nhân hết sức yêu thương và chăm sóc đứa con Tào Ngang này. Bên cạnh đó, Đinh phu nhân còn tỏ ra là một phụ nữ đảm đang, tháo vát khi quán xuyến gia đình và quản lý mọi việc trong nhà chu đáo đâu ra đó. Những điều này ở người vợ hiền khiến Tào Tháo luôn ngưỡng mộ, tin tưởng và an tâm.
Cuộc sống của Tào Tháo với Đinh phu nhân cứ thế trôi qua trong những ngày hạnh phúc thì vết rạn nứt được coi là biến cố lớn của vợ chồng Tào Tháo lại bắt đầu xuất hiện.
Vào năm Kiến An thứ 2 (năm 197), Tào Tháo đem quân đi chinh phạt Trương Tú ở Uyển Thành thuộc Kinh Châu. Kết quả Trương Tú nhanh chóng đầu hàng chịu thua.
Vụ việc này cũng được ghi lại trong chính sử. Sau trận chiến này, Tào Tháo tuy giữ được mạng sống, nhưng lại chịu mất mát quá lớn. Ông mất đi con trai cả Tào Ngang, cháu nội Tào An Dân và Điển Vi, tướng hộ vệ mà ông rất mực yêu quý. Hay tin con trai chết trận, Đinh phu nhân như hóa điên, hóa dại.
Tào Tháo sau khi đại bại, đã sai lập đền thờ cúng tế rồi than vãn với các tướng lĩnh của mình: “Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi”.
Nghe được những điều tàn nhẫn này từ chính người chồng của mình, Đinh phu nhân tức giận, đã mắng mỏ Tào Tháo thậm tệ. Bà cho Tào Tháo là người cha máu lạnh, vô tình đến đứa con đẻ của mình chết còn không tỏ ra xót thương.
Dù cho Tào Tháo có giải thích, thế nhưng trong mắt của người vợ cả khi đó, mọi lý lẽ của ông thực chất chỉ để biện bạch. Bà đã căm phẫn thốt lên với chồng: “Con trai bị giết chết mà ông ấy không hề tỏ ra thương xót, như thế có quá nhẫn tâm không?”.
Bản thân vị quân chủ họ Tào ấy cũng không ngờ rằng, việc làm này đã trở thành quyết định khiến ông tới lúc chết vẫn không khỏi ân hận.
Tào Tháo tưởng rằng vợ mình sau khi về nhà mẹ đẻ mấy hôm sẽ nguôi ngoai cơn giận. Song thật không ngờ, Đinh phu nhân một mực không nhượng bộ, dù nhiều lần Tào Tháo cho người đến đón bà trở về.
Trong suốt những ngày tháng về nhà mẹ đẻ, Đinh phu nhân âm thầm sống trong cảnh thanh bần, ngày ngày chăm chỉ kéo lụa dệt vải. Tào Tháo dù nhiều lần phái sử giả tới tận nơi đón về, nhưng những người này thậm chí còn không thể bước qua cửa vào nhà họ Đinh.
Vì muốn đưa vợ cả trở về, vị quân chủ họ Tào ấy đã buộc phải xuống nước và tới tận nhà mẹ vợ. Khi ông đến nơi, tất cả mọi người trong Đinh phủ đều vì kính sợ mà ra cúi chào, duy chỉ có Đinh phu nhân vẫn ở trong phòng dệt làm việc.
Tào Tháo thấy vợ không ra đón, liền tìm đến tận phòng. Theo ghi chép của "Ngụy lược", khi ở nơi này đối mặt với sự yên lặng và thờ ơ của Đinh phu nhân, vị quân chủ vốn nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt ấy đã khép nép mà thỉnh cầu:
Thế nhưng đúng như câu "hữu cầu vô ứng", Đinh thị chỉ dùng sự im lặng đáp lại lời thỉnh cầu của chồng mình. Tào Tháo dần nhận ra sự cứng rắn và cương quyết của vợ, cũng hiểu ra rằng mọi chuyện không thể vãn hồi như xưa. Ông chỉ còn biết cất tiếng thở dài, đến bước chân cũng trở nên luống cuống, dồn dập hỏi Đinh thị hết câu này tới câu khác:
"Phu nhân, nàng quyết tâm đoạn tuyệt tình nghĩa phu thê với ta ư?".
"Nàng thực sự muốn như vậy hay sao?".
Sau nhiều câu hỏi không được đáp lại, Tào Tháo chỉ đành rời khỏi phòng và lên xe về phủ. Tào Tháo sai người truyền lời tới nhà họ Đinh, rằng bản thân đã không thể níu giữ được trái tim phu nhân, nên can tâm tình nguyện để nàng cải giá. Sự thỏa hiệp ấy tựa hồ như dấu chấm hết cho mối lương duyên giữa Tháo và người vợ tào khang của mình.
Sau khi đoạn tuyệt nghĩa tình, họ Tào nhanh chóng lập chính thất cho mình, ấy là Biện phu nhân, cũng là mẹ của Tào Phi.
Riêng Đinh phu nhân, từ sau buổi gặp gỡ với Tào, bà sống lặng lẽ tới phút cuối đời tại nhà cha mẹ. Ngày Đinh phu nhân qua đời, người vợ ấy vẫn mang nỗi căm hận thói phong lưu, bạc tình của chồng. Song chính Tào Tháo là người tự tay chọn nơi chôn cất cho người vợ ông hằng kính trọng và nể phục.
Tung hoành khắp nơi với tham vọng chính trị to lớn, nhưng đến khi cần kề với cái chết, Tào Tháo mới bộc bạch nỗi niềm từ tận đáy lòng mà ông chôn chặt bấy lâu. Đó là ngẫm lại trong suốt cuộc đời, người mà ông không nỡ rời xa nhất chính là Đinh phu nhân.
"Ta đối với nàng không hề phụ bạc, chỉ là làm điều sai nên khiến mọi thứ chẳng thể như xưa...", Tào Tháo nói.
>>> NHÂN VẬT TRONG TAM QUỐC KHIẾN TÀO THÁO TIẾC THƯƠNG KHI QUA ĐỜI, VỪA LÀ BẠN MÀ CŨNG LÀ KẺ THÙ