Trường Sơn
Writer
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tuy nhiên, mức hưởng tối đa còn phụ thuộc vào khu vực hưởng. Trong đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 7.450.000 đồng.
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022 đã quy định tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023. Như vậy, cùng với tăng lương cơ sở, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng như sau: Vùng I: 4.680.000 đồng; vùng II: 4.160.000 đồng; vùng III: 3.640.000 đồng; vùng IV: 3.250.000 đồng.
Tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lần lượt là không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV.
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023, người lao động cần đáp ứng các điều kiện là người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp gồm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp gồm: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; tử vong.
Theo số liệu thống kê của bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2022, số người có quyết định hưởng mới trợ cấp thất nghiệp do cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh là 963.550 người, trong đó nam 394.579 người với mức hưởng bình quân là hơn 23,2 triệu đồng; lao động nữ với 568.971 người, mức hưởng bình quân hơn 21 triệu đồng. Thời gian được giải quyết hưởng bình quân là 5,54 tháng đối với nam, 5,56 tháng với nữ.
Số người có quyết định hưởng mới hỗ trợ học nghề do cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh là 20.397 người, trong đó nữ 12.274 người, nam 8.105 người. Mức hưởng bình quân theo quyết định hưởng đối với lao động nam là gần 6 triệu đồng/tháng với thời gian được giải quyết hưởng bình quân 3,99 tháng; nữ trên 5,2 triệu đồng với 3,61 tháng.
Xét theo nhóm tuổi, nhóm hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là từ từ 30 – 40 tuổi với 397.731 người, tiếp theo là nhóm từ 20 – 30 tuổi với hơn 318.800 người; từ 40 – 50 tuổi là hơn 160.300 người; từ 50 đến dưới 60 tuổi với hơn 61.700 người; từ 20 tuổi trở xuống 16.755 người, thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi với hơn 8.000 người.
Tuy nhiên, mức hưởng tối đa còn phụ thuộc vào khu vực hưởng. Trong đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 7.450.000 đồng.
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022 đã quy định tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023. Như vậy, cùng với tăng lương cơ sở, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng như sau: Vùng I: 4.680.000 đồng; vùng II: 4.160.000 đồng; vùng III: 3.640.000 đồng; vùng IV: 3.250.000 đồng.
Tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lần lượt là không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV.
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp gồm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp gồm: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; tử vong.
Theo số liệu thống kê của bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2022, số người có quyết định hưởng mới trợ cấp thất nghiệp do cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh là 963.550 người, trong đó nam 394.579 người với mức hưởng bình quân là hơn 23,2 triệu đồng; lao động nữ với 568.971 người, mức hưởng bình quân hơn 21 triệu đồng. Thời gian được giải quyết hưởng bình quân là 5,54 tháng đối với nam, 5,56 tháng với nữ.
Số người có quyết định hưởng mới hỗ trợ học nghề do cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh là 20.397 người, trong đó nữ 12.274 người, nam 8.105 người. Mức hưởng bình quân theo quyết định hưởng đối với lao động nam là gần 6 triệu đồng/tháng với thời gian được giải quyết hưởng bình quân 3,99 tháng; nữ trên 5,2 triệu đồng với 3,61 tháng.
Xét theo nhóm tuổi, nhóm hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là từ từ 30 – 40 tuổi với 397.731 người, tiếp theo là nhóm từ 20 – 30 tuổi với hơn 318.800 người; từ 40 – 50 tuổi là hơn 160.300 người; từ 50 đến dưới 60 tuổi với hơn 61.700 người; từ 20 tuổi trở xuống 16.755 người, thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi với hơn 8.000 người.