Người Việt dẫn đầu thế giới về... tần suất ăn mỳ

Theo Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới (WINA), trong 3 năm trở lại đây (tính từ 2020), Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia có tổng sản lượng tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới.
Người Việt dẫn đầu thế giới về... tần suất ăn mỳ
Và trong báo cáo mới nhất, WINA cho biết, dù xếp thứ 3 về tổng sản lượng tiêu thụ (sau Trung Quốc và Indonesia), tần suất ăn mỳ nếu tính theo đầu người thì Việt Nam mới là quốc gia dẫn đầu thế giới.
Năm 2022, người Việt tiêu thụ gần 8,5 tỷ gói mì, tăng gấp rưỡi so với 2019 (57%). Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Việt ăn mỳ tới 85 lần (khẩu phần), hay cứ 4 ngày lại ăn mỳ một lần. Hai quốc gia xếp sau theo tiêu chí này là Hàn Quốc và Thái Lan, trung bình một tuần (7 ngày) ăn mỳ một lần.
Người Việt dẫn đầu thế giới về... tần suất ăn mỳ
Theo WINA, tác động của Covid-19 đã khiến người tiêu dùng sử dụng mỳ ăn liền nhiều hơn vì sự tiện lợi của chúng. Ngoài ra, việc các sản phẩm mỳ ăn liều ngày càng đa dạng cũng giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
Tại Việt Nam, xét thị phần, Acecook và Masan đang là hai doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mỳ gói, chiếm tổng cộng 33% - theo Euromonitor.
Còn nếu tính tổng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ, Acecook cho biết năm 2022 họ bán ra thị trường Việt Nam 3,3 tỷ gói mỳ, Masan không công bố số liệu chi tiết về từng nhóm sản phẩm nhưng báo cáo thường niên năm 2021 cho biết doanh nghiệp này có 5 thương hiệu đạt doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng, 2 trong số đó là thương hiệu mỳ ăn liền.
Người Việt dẫn đầu thế giới về... tần suất ăn mỳ
Là món "khoái khẩu" nhờ sự đa dạng và thuận tiện, nhưng thực tế mỳ ăn liền tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ khi sử dụng thường xuyên. Mỳ tôm có rất nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, vitamin, khoáng chất, khi ăn vào cơ bản sẽ không có lợi ích gì cho sức khoẻ, đồng thời khiến người hấp thụ dễ mắc các chứng bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường,...
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top