Các nhà phân tích mới đây đã đưa ra dự đoán rằng các lô hàng của một số sản phẩm Apple, cũng như những chiếc laptop Dell và Lenovo nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với nguy cơ đình trệ nếu tình trạng phong tỏa vì COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục tiếp diễn, bởi các lệnh hạn chế đưa ra khiến những công ty lắp ráp buộc phải đóng cửa và khó để duy trì các thỏa thuận khép kín.
Giấc mộng Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến nhiều đường cao tốc và bến cảng tắc nghẽn, công nhân mắc kẹt cũng như vô số nhà máy phải chờ đợi chính phủ phê duyệt mở cửa trở lại. Đó chính là những sự gián đoạn đang xảy ra trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuần này, nhà cung cấp Pegatron, đối tác chính của Apple, đã lên tiếng xác nhận rằng họ sẽ tạm ngừng hoạt động đối với các nhà máy của mình ở Thượng Hải và Côn Sơn. Theo các nhà phân tích, đây là những nhà máy đảm nhiệm vai trò sản xuất iPhone 13, dòng iPhone SE cũng như các mẫu máy cũ khác.
Trong khi đó, Quanta Computer, công ty sản xuất khoảng 3/4 số MacBook của Apple trên toàn cầu, cũng ngừng hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến quá trình cung ứng thành phẩm.
Tác động cuối cùng lên chuỗi cung ứng của Apple là không chắc chắn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả việc tình trạng phong tỏa được duy trì trong bao lâu.
Eddie Han, nhà phân tích lâu năm tại Isaiah Research, cho biết: “Apple có thể cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng từ Pegatron sang Foxconn, nhưng chúng tôi cho rằng số lượng có thể bị hạn chế do vấn đề hậu cần và khó khăn trong việc điều chỉnh thiết bị.” Foxconn là tên thương mại của Hon Hai Precision Industry Co Ltd.
Trong trường hợp xấu nhất, Pegatron có thể cung cấp thiếu khoảng 6 – 10 triệu chiếc iPhone nếu đợt phong tỏa này kéo dài 2 tháng và Apple không thể định tuyến lại các đơn đặt hàng.
Apple không đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin này.
Giám đốc điều hành của Huawei và Xpeng đã lên tiếng xác nhận về những tổn thất kinh tế khổng lồ nếu các nhà máy ở Thượng Hải không sớm được khôi phục hoạt động trở lại.
Đã gần 1 tháng kể từ khi Thượng Hải phong tỏa và vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khả năng mở cửa trở lại.
Trao đổi với Reuters, Forrest Chen, Giám đốc nghiên cứu tại TrendForce, cho biết, nếu lệnh phong tỏa được gỡ bỏ trong vài tuần tới thì vẫn có cơ hội phục hồi.
Tuy nhiên, ông bổ sung thêm: “Nếu tình trạng phong tỏa kéo dài hơn 2 tháng, sẽ không có cách nào để phục hồi. Tại thời điểm đó, sau khi các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, một sự thiếu hụt nghiêm trọng sẽ diễn ra với người dùng cuối.”
Một số nhà cung cấp có thể giải quyết tình trạng này bằng cách định tuyến lại việc sản xuất.
Unimicron Technology – công ty chuyên sản xuất bảng mạch in (PCB) cho nhiều công ty, kể cả Apple – đã tiết lộ với Reuters rằng tác động của việc phong tỏa Côn Sơn cho đến nay là rất nhỏ và họ có thể dựa vào các nhà máy khác ở tỉnh Hồ Bắc và Đài Loan để hỗ trợ sản xuất.
Nhưng hậu cần và vận chuyển vẫn là một vấn đề to lớn tại Trung Quốc, khi các thành phố tại đây ban hành những biện pháp hạn chế.
Một chủ nhà máy ở Côn Sơn cho biết rằng chính quyền khu vực đã công bố dự quyết mở cửa trở lại nhưng không đưa ra ngày thực hiện.
Các nhà sản xuất laptop cũng có thể bị ảnh hưởng, kể cả Compal Electronics – công ty Đài Loan chuyên sản xuất PC cho Dell Technologies và Lenovo Group từ những nhà máy của mình ở Côn Sơn. Chen ước tính, có khoảng 50% sản lượng laptop của Compal nằm ở Côn Sơn.
Compal xác nhận, họ vẫn chưa ngừng sản xuất ở Côn Sơn. Tuy vậy, Dell và Lenovo lại không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Nguồn: USNews
Tuần này, nhà cung cấp Pegatron, đối tác chính của Apple, đã lên tiếng xác nhận rằng họ sẽ tạm ngừng hoạt động đối với các nhà máy của mình ở Thượng Hải và Côn Sơn. Theo các nhà phân tích, đây là những nhà máy đảm nhiệm vai trò sản xuất iPhone 13, dòng iPhone SE cũng như các mẫu máy cũ khác.
Trong khi đó, Quanta Computer, công ty sản xuất khoảng 3/4 số MacBook của Apple trên toàn cầu, cũng ngừng hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến quá trình cung ứng thành phẩm.
Tác động cuối cùng lên chuỗi cung ứng của Apple là không chắc chắn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả việc tình trạng phong tỏa được duy trì trong bao lâu.
Eddie Han, nhà phân tích lâu năm tại Isaiah Research, cho biết: “Apple có thể cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng từ Pegatron sang Foxconn, nhưng chúng tôi cho rằng số lượng có thể bị hạn chế do vấn đề hậu cần và khó khăn trong việc điều chỉnh thiết bị.” Foxconn là tên thương mại của Hon Hai Precision Industry Co Ltd.
Trong trường hợp xấu nhất, Pegatron có thể cung cấp thiếu khoảng 6 – 10 triệu chiếc iPhone nếu đợt phong tỏa này kéo dài 2 tháng và Apple không thể định tuyến lại các đơn đặt hàng.
Apple không đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin này.
Đã gần 1 tháng kể từ khi Thượng Hải phong tỏa và vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khả năng mở cửa trở lại.
Trao đổi với Reuters, Forrest Chen, Giám đốc nghiên cứu tại TrendForce, cho biết, nếu lệnh phong tỏa được gỡ bỏ trong vài tuần tới thì vẫn có cơ hội phục hồi.
Tuy nhiên, ông bổ sung thêm: “Nếu tình trạng phong tỏa kéo dài hơn 2 tháng, sẽ không có cách nào để phục hồi. Tại thời điểm đó, sau khi các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, một sự thiếu hụt nghiêm trọng sẽ diễn ra với người dùng cuối.”
Một số nhà cung cấp có thể giải quyết tình trạng này bằng cách định tuyến lại việc sản xuất.
Unimicron Technology – công ty chuyên sản xuất bảng mạch in (PCB) cho nhiều công ty, kể cả Apple – đã tiết lộ với Reuters rằng tác động của việc phong tỏa Côn Sơn cho đến nay là rất nhỏ và họ có thể dựa vào các nhà máy khác ở tỉnh Hồ Bắc và Đài Loan để hỗ trợ sản xuất.
Nhưng hậu cần và vận chuyển vẫn là một vấn đề to lớn tại Trung Quốc, khi các thành phố tại đây ban hành những biện pháp hạn chế.
Một chủ nhà máy ở Côn Sơn cho biết rằng chính quyền khu vực đã công bố dự quyết mở cửa trở lại nhưng không đưa ra ngày thực hiện.
Các nhà sản xuất laptop cũng có thể bị ảnh hưởng, kể cả Compal Electronics – công ty Đài Loan chuyên sản xuất PC cho Dell Technologies và Lenovo Group từ những nhà máy của mình ở Côn Sơn. Chen ước tính, có khoảng 50% sản lượng laptop của Compal nằm ở Côn Sơn.
Compal xác nhận, họ vẫn chưa ngừng sản xuất ở Côn Sơn. Tuy vậy, Dell và Lenovo lại không đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Nguồn: USNews