Vô sinh ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân thường gặp ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có tỷ lệ thành công cao.
Tắc ống dẫn trứng - nguyên nhân gây vô sinh
Ống dẫn trứng là 2 ống mỏng, nằm ở 2 bên của tử cung, giúp dẫn trứng trưởng thành từ buồng trứng đến tử cung. Mỗi tháng, khi rụng trứng, một quả trứng được phóng thích từ một trong 2 buồng trứng. Trứng đi từ buồng trứng qua các ống dẫn và vào tử cung. Tinh trùng cũng cần bơi từ cổ tử cung, qua tử cung và qua các ống dẫn trứng để đến gặp trứng. Quá trình thụ tinh thường diễn ra trong khi trứng di chuyển trong ống.
Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc, trứng không thể đến tử cung. Tinh trùng không thể gặp trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh và mang thai. Đây còn được gọi là vô sinh do yếu tố ống dẫn trứng. Điều này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên ống dẫn trứng và là nguyên nhân gây vô sinh ở tới 30% phụ nữ hiếm muộn.
Cũng có thể ống dẫn trứng không bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị tắc một phần. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai trong ống dẫn trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Mặc dù tắc ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của nữ giới, nhưng có thể được điều trị mang lại cơ hội mang thai.
Các ống dẫn trứng là một trong 3 bộ phận chính của hệ thống sinh sản nữ, 2 bộ phận còn lại là buồng trứng và tử cung.
Tắc ống dẫn trứng có biểu hiện gì không?
Tắc ống dẫn trứng không có những biểu hiện cụ thể để phát hiện và điều trị sớm, bệnh âm thầm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ và có thể dẫn tới vô sinh.
Những phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn khiến nhiều chị em nghĩ rằng khả năng sinh sản của họ vẫn ổn.
Tắc ống dẫn trứng thường chỉ được phát hiện trong quá trình vợ/ chồng điều trị hiếm muộn. Nếu bạn không có thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sau 6 tháng đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên), bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang chuyên dụng để kiểm tra ống dẫn trứng của bạn, cùng với các xét nghiệm khả năng sinh sản cơ bản khác.
Tuy nhiên, tắc ống dẫn trứng do một số nguyên nhân cụ thể sẽ có các triệu chứng riêng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu có thể gây đau bụng kinh và đau khi quan hệ tình dục.
Trong trường hợp phụ nữ nhiễm trùng vùng chậu gây hệ quả tắc ống dẫn trứng, có thể gặp các triệu chứng như: đau vùng chậu, dịch ****** có mùi, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng càng lâu thì nguy cơ hình thành mô sẹo và tạo ra các ống bị viêm hoặc tắc càng cao.
Nhiễm trùng vùng chậu cấp tính có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn bị sốt cao hoặc đau dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.
Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng
Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc ống dẫn trứng là viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu là hậu quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng vùng chậu đều liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, ngay cả khi đã điều trị viêm vùng chậu thì tiền sử viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng vùng chậu sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây tắc ống dẫn trứng bao gồm: nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là Chlamydia hoặc bệnh lậu, tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sẩy thai, tiền sử phẫu thuật bụng hoặc vỡ ruột thừa, phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung.
Có nhiều nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng cần được khám và làm các xét nghiệm cụ thể.
Điều trị tắc ống dẫn trứng
Nếu bạn chỉ bị tắc 1 ống dẫn trứng và bên còn lại khỏe mạnh, bạn có thể có thai mà không cần trợ giúp quá nhiều. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng cơ hội rụng trứng ở bên ống dẫn trứng thông.
Trong trường hợp cả 2 ống đều bị tắc, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để thông ống dẫn trứng. Cơ hội thành công phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ tắc và vị trí tắc nghẽn, nguyên nhân gây tắc nghẽn. Nếu chỉ dính một ít dính giữa vòi trứng và buồng trứng thì khả năng có thai sau mổ là tương đối cao.
Nếu vết sẹo dày và lớn, lạc nội mạc tử cung trung bình đến nặng, phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là phương pháp tối ưu vì nó tránh động chạm vào các ống dẫn trứng.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng
Nhiễm trùng vùng chậu dễ gây tắc ống dẫn trứng
Phần lớn các ống dẫn trứng bị tắc là do nhiễm trùng vùng chậu. Hầu hết những bệnh nhiễm trùng này là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Vì vậy, tầm soát STIs thường xuyên, cũng như kiểm tra các triệu chứng đáng lo ngại ngay lập tức, là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng. Nếu có nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng vùng chậu được phát hiện sớm, việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mô sẹo.
Chị em nên làm gì để phòng bệnh?
Thực hành tình dục an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Chung thủy với 1 bạn tình. Khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, nhất là khi bạn có hành vi tình dục nguy cơ cao để ngăn ngừa tổn thương ống dẫn trứng.
Khi đã phát hiện bất cứ nhiễm trùng nào trong hệ thống sinh sản, điều trị tấn công bằng kháng sinh là rất quan trọng. Điều trị nhiễm trùng không đảm bảo các ống sẽ thông. Tuy nhiên, điều trị bệnh có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển thêm và giúp cho việc điều trị khả năng sinh sản sau này có nhiều khả năng thành công hơn.
Theo BS. Phương Thành/Suckhoedoisong
Tắc ống dẫn trứng - nguyên nhân gây vô sinh
Ống dẫn trứng là 2 ống mỏng, nằm ở 2 bên của tử cung, giúp dẫn trứng trưởng thành từ buồng trứng đến tử cung. Mỗi tháng, khi rụng trứng, một quả trứng được phóng thích từ một trong 2 buồng trứng. Trứng đi từ buồng trứng qua các ống dẫn và vào tử cung. Tinh trùng cũng cần bơi từ cổ tử cung, qua tử cung và qua các ống dẫn trứng để đến gặp trứng. Quá trình thụ tinh thường diễn ra trong khi trứng di chuyển trong ống.
Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc, trứng không thể đến tử cung. Tinh trùng không thể gặp trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh và mang thai. Đây còn được gọi là vô sinh do yếu tố ống dẫn trứng. Điều này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên ống dẫn trứng và là nguyên nhân gây vô sinh ở tới 30% phụ nữ hiếm muộn.
Cũng có thể ống dẫn trứng không bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị tắc một phần. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai trong ống dẫn trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Mặc dù tắc ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của nữ giới, nhưng có thể được điều trị mang lại cơ hội mang thai.
Tắc ống dẫn trứng có biểu hiện gì không?
Tắc ống dẫn trứng không có những biểu hiện cụ thể để phát hiện và điều trị sớm, bệnh âm thầm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ và có thể dẫn tới vô sinh.
Những phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn khiến nhiều chị em nghĩ rằng khả năng sinh sản của họ vẫn ổn.
Tắc ống dẫn trứng thường chỉ được phát hiện trong quá trình vợ/ chồng điều trị hiếm muộn. Nếu bạn không có thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sau 6 tháng đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên), bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang chuyên dụng để kiểm tra ống dẫn trứng của bạn, cùng với các xét nghiệm khả năng sinh sản cơ bản khác.
Tuy nhiên, tắc ống dẫn trứng do một số nguyên nhân cụ thể sẽ có các triệu chứng riêng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu có thể gây đau bụng kinh và đau khi quan hệ tình dục.
Trong trường hợp phụ nữ nhiễm trùng vùng chậu gây hệ quả tắc ống dẫn trứng, có thể gặp các triệu chứng như: đau vùng chậu, dịch ****** có mùi, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng càng lâu thì nguy cơ hình thành mô sẹo và tạo ra các ống bị viêm hoặc tắc càng cao.
Nhiễm trùng vùng chậu cấp tính có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn bị sốt cao hoặc đau dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.
Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng
Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc ống dẫn trứng là viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu là hậu quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng vùng chậu đều liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, ngay cả khi đã điều trị viêm vùng chậu thì tiền sử viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng vùng chậu sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây tắc ống dẫn trứng bao gồm: nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là Chlamydia hoặc bệnh lậu, tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sẩy thai, tiền sử phẫu thuật bụng hoặc vỡ ruột thừa, phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung.
Điều trị tắc ống dẫn trứng
Nếu bạn chỉ bị tắc 1 ống dẫn trứng và bên còn lại khỏe mạnh, bạn có thể có thai mà không cần trợ giúp quá nhiều. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng cơ hội rụng trứng ở bên ống dẫn trứng thông.
Trong trường hợp cả 2 ống đều bị tắc, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để thông ống dẫn trứng. Cơ hội thành công phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ tắc và vị trí tắc nghẽn, nguyên nhân gây tắc nghẽn. Nếu chỉ dính một ít dính giữa vòi trứng và buồng trứng thì khả năng có thai sau mổ là tương đối cao.
Nếu vết sẹo dày và lớn, lạc nội mạc tử cung trung bình đến nặng, phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là phương pháp tối ưu vì nó tránh động chạm vào các ống dẫn trứng.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng
Nhiễm trùng vùng chậu dễ gây tắc ống dẫn trứng
Phần lớn các ống dẫn trứng bị tắc là do nhiễm trùng vùng chậu. Hầu hết những bệnh nhiễm trùng này là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Vì vậy, tầm soát STIs thường xuyên, cũng như kiểm tra các triệu chứng đáng lo ngại ngay lập tức, là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng. Nếu có nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng vùng chậu được phát hiện sớm, việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mô sẹo.
Chị em nên làm gì để phòng bệnh?
Thực hành tình dục an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Chung thủy với 1 bạn tình. Khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, nhất là khi bạn có hành vi tình dục nguy cơ cao để ngăn ngừa tổn thương ống dẫn trứng.
Khi đã phát hiện bất cứ nhiễm trùng nào trong hệ thống sinh sản, điều trị tấn công bằng kháng sinh là rất quan trọng. Điều trị nhiễm trùng không đảm bảo các ống sẽ thông. Tuy nhiên, điều trị bệnh có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển thêm và giúp cho việc điều trị khả năng sinh sản sau này có nhiều khả năng thành công hơn.
Theo BS. Phương Thành/Suckhoedoisong