Nguyên nhân rối loạn mỡ máu là gì? Làm sao điều trị rối loạn mỡ máu? Những ai có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu?

Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng, nhưng lại để lại những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu, đột quỵ. Vậy đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị? Những thắc mắc này sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.
Khi bị rối loạn lipid máu (hay rối loạn mỡ máu) là khi các thông số lipid máu thay đổi không còn ở mức bình thường:
Cholesterol máu < 5,2 mmol/L (200mg/dL)
Triglycerid < 1,7 mmol/L (150mg/dL)
LDL-cholesterol < 2,58mmol/L (100mg/dL)
HDL-cholesterol > 1,03mmol/L (40 mmol/L)
Ngày nay theo khuyến cáo của hội tim mạch Hoa Kỳ (ACC) xét nghiệm các chỉ số lipid máu là một trong các chỉ số đánh giá nguy cơ tim mạch, kiểm soát và điều trị rối loạn lipid máu làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

DẤU HIỆU RỐI LOẠN MỠ MÁU

Các dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn mỡ máu rất mơ hồ, người bệnh chỉ xác định mình bị mỡ máu cao khi đi xét nghiệm. Khi các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ, chất béo chưa lắng đọng tại thành mạch rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây đồng nghĩa với việc đã có sự hình thành của mảng bám, ảnh hưởng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Một số biểu hiện thường thấy ở người mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu như:
- Đau tức ngực, khó thở
- Chóng mắt, hoa mắt
- Tê bì chân tay
- Tim đập nhanh
- Khó ngủ, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi lạnh
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu là gì? Làm sao điều trị rối loạn mỡ máu? Những ai có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu?
Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu của rối loạn mỡ máu

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN MỠ MÁU

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn mỡ trong máu thường chia làm 2 yếu tố: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát do yếu tố di truyền và nguyên nhân thứ phát do các yếu tố khách quan tác động. Cụ thể:
1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát
Rối loạn mỡ máu nguyên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp cholesterol, triglycerid vượt ngưỡng, giảm thanh thải các chỉ số trên đồng thời giảm tổng hợp cholesterol tốt.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu ở trường hợp này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, bao gồm các trường hợp:
- Tăng triglyceride tiên phát: di truyền theo gen lặn, người bệnh không bị béo phì, nhưng có gan lá lách lớn, cường lách, thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây nên những cơn đau bụng.
- Tăng lipid máu hỗn hợp: trong gia đình có nhiều người có thể mắc do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Các biểu hiện lâm sàng như béo phì, có các ban vàng, kháng insulin, đái đường type 2, tăng acid uric máu.
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu là gì? Làm sao điều trị rối loạn mỡ máu? Những ai có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu?
Rối loạn mỡ máu có thể xảy ra do đột biến gen
2. Rối loạn mỡ máu thứ phát
Nguyên nhân tập trung chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt như ăn nhiều chất béo, dùng nhiều bia rượu, lười vận động…
Ngoài ra còn gặp phải trong một số trường hợp bị tăng triglyceride do bệnh lý hoặc sử dụng thuốc:
- Đái tháo đường: làm tăng triglyceride do giảm enzyme lipoprotein lipase
- Hội chứng Cushing: Giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase
- Sử dụng estrogen ở phụ nữ: Tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)
- Nghiện rượu: làm tăng đáng kể nồng độ triglyceride, làm giảm oxy hóa acid béo ở gan nên acid béo này tham gia sản xuất triglyceride, gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, làm suy giảm chức năng gan
- Bệnh thận: Thận hư khiến tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu là gì? Làm sao điều trị rối loạn mỡ máu? Những ai có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu?
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu
Một số yếu tố làm tăng nặng chứng mỡ máu cao và tình trạng liên quan như:
- Béo phì
- Lối sống ít vận động, ít tập thể dục
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bệnh tiểu đường type 2, bệnh suy giáp
- Tình trạng thận hoặc gan mạn tính
- Tuổi tác cao
- Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Cha mẹ hoặc ông bà bị rối loạn lipid máu
- Giới tính nữ có xu hướng mắc nhiều do mức LDL tăng cao sau mãn kinh

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN MỠ MÁU

1. Điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc tây y
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu không đặc hiệu chủ yếu tập trung vào việc giảm nồng độ lipid trong huyết tương, cụ thể là các chỉ số mỡ trong máu.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là quản lý việc tiêu thụ trong chế độ ăn uống và thay đổi lối sống trước hoặc kết hợp với việc bắt đầu dùng thuốc. Một số nhóm thuốc thường dùng như:
- Statin
- Fibrat
- Acid béo omega3
- Chất cô lập acid mật
- Chất ức chế hấp thu cholesterol và axit nicotinic
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu là gì? Làm sao điều trị rối loạn mỡ máu? Những ai có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu?
Rối loạn mỡ máu có thể điều trị bằng một số laoị thuốc tây y
Trong số những nhóm thuốc điều trị này, statin được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng có thể làm giảm sinh tổng hợp cholesterol chủ yếu ở gan bằng cách ức chế cạnh tranh HMG-CoA reductase, enzym giới hạn tốc độ sản xuất cholesterol. Statin cũng hỗ trợ hấp thu và phá hủy LDL, góp phần vào những tiến bộ đạt được trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch vành và làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạch vành.
Nếu statin không làm giảm LDL cholesterol và triglycerid, các bác sĩ có thể đề nghị các nhóm thuốc ngoài statin.
2. Điều trị mỡ máu bằng chế độ ăn uống sinh hoạt
Đây là cách điều trị triệt để nhất bệnh rối loạn chuyển hóa bởi sẽ kiểm soát được lượng chất béo đầu vào, ngăn ngừa mỡ máu không được tiêu hóa hết bám vào thành mạch. Người bệnh nên kết hợp điều chỉnh cả chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa hình thành mỡ xấu trong cơ thể bằng cách:
- Chất dinh dưỡng có acid béo bão hòa <10%
- Tổng số chất béo <30%
- Cholesterol < 300g/ngày
- Hoa quả tươi, ngũ cốc, tinh bột chiếm từ 55-60%
- Nên áp dụng trong 6-12 tuần, nếu kết quả không giảm có thể giảm lượng acid béo bão hòa xuống <7% và lượng cholesterol mỗi ngày <200mg.
- Người béo phì nên giảm dần calo mỗi ngày, duy trì ở mức dưới 500 calo/ngày
- Thường xuyên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp tăng mỡ tốt, giảm mỡ xấu và cholesterol toàn phần.
Nguyên nhân rối loạn mỡ máu là gì? Làm sao điều trị rối loạn mỡ máu? Những ai có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu?
Lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa rối loạn mỡ máu
Tuy nhiên lưu ý việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên áp dụng ngay cả khi bạn bị rối loạn lipid máu ở mức nhẹ hay nặng.

>>> Tại sao máu có màu đỏ mà các tĩnh mạch lại có màu xanh lam?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top