Theo công ty, nguyên nhân xuất phát từ “một số vấn đề liên quan hệ thống mạng”. Khi mà Giám đốc an toàn toàn cầu Antigone Davis của Facebook vừa lên sóng kênh truyền hình CNBC để bảo vệ công ty trước những cáo buộc mới nhất, cũng như tìm cách xử lý những dữ liệu nghiên cứu cho thấy Instagram gây tác động tiêu cực lên nhóm người dùng tuổi teen, thì toàn bộ mạng lưới dịch vụ của hãng bất ngờ sập nguồn.
Vụ việc bắt đầu vào tối hôm 4/9 theo giờ Việt Nam, và phải đến gần 6 tiếng sau mới được khắc phục. Đây là vụ sập hệ thống tồi tệ nhất của Facebook kể từ biến cố năm 2019 khiến mạng xã hội này tắt ngúm trong hơn 24 giờ, và những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở đây không ai khác là những doanh nghiệp nhỏ và các nhà sáng tạo nội dung chuyên hoạt động trên các dịch vụ của hãng. Facebook đã đưa ra lời giải thích cho vụ việc vào sáng hôm qua, rằng tất cả xuất phát từ một lỗi cấu hình mạng. Tối qua, các kỹ sư Facebook tiếp tục tiết lộ thêm nhiều chi tiết khác, cho biết đường truyền quan trọng giữa các trung tâm dữ liệu của công ty đã bị tắt trong quá trình bảo trì định kỳ, khiến các máy chủ DNS tắt theo. Hai yếu tố đó kết hợp lại càng khiến vấn đề trở nên khó khắc phục hơn, và cũng giải thích tại sao các dịch vụ của hãng lại ngừng hoạt động lâu đến vậy. Cụ thể, trang Instagram.com liên tục hiển thị mỗi “5xx Server Error”, trong khi bản thân mạng xã hội Facebook không hiện thông báo gì nhưng cũng không tải được nội dung mới. Vụ việc còn ảnh hưởng đến bộ phận thực tại ảo Oculus của hãng. Người dùng thiết bị này có thể chơi các game đã cài đặt trước đó, và trình duyệt của thiết bị cũng hoạt động bình thường, nhưng các tính năng mạng xã hội không thực thi được, và việc cài đặt game mới cũng bất khả thi. Sau khi thất bại trong tất cả các bài test vào ngày hôm qua, một bài test của các máy chủ ISP DNS qua trang DNSchecker.org cho thấy hầu hết đã tìm được đường đến trang Facebook.com vào tối cùng ngày. Vài phút sau đó, mọi người đã có thể sử dụng Facebook và Instagram bình thường; tuy nhiên, vì đây là lỗi DNS do đó có thể nhiều người dùng khác vẫn chưa có được may mắn đó và sẽ cần thêm chút thời gian nữa. Trên Twitter, giám đốc truyền thông của Facebook là Andy Stone cho biết, “chúng tôi biết một số người đang gặp khó khăn trong việc truy cập vào các ứng dụng và sản phẩm của công ty. Chúng tôi đang tìm cách để đưa mọi thứ trở lại bình thường nhanh nhất có thể, và xin lỗi vì sự bất tiện này.” Mike Schroepfer, người sẽ rời khỏi chức vụ CTO của Facebook vào năm sau, đăng tweet “Chúng tôi đang gặp vấn đề mạng và các nhóm đang tìm cách gỡ lỗi và khôi phục hệ thống nhanh nhất có thể”.
Bên trong Facebook, vụ sập mạng cũng phá hỏng gần như toàn bộ các hệ thống nội bộ mà nhân viên công ty thường sử dụng để giao tiếp và trao đổi công việc với nhau. Nhiều nhân viên Facebook cho biết họ phải chuyển sang trao đổi thông qua các tài khoản email Outlook mà công ty cấp từ trước, tuy nhiên họ vẫn không thể nhận được email gửi từ các địa chỉ bên ngoài công ty. Các nhân viên Facebook từng đăng nhập vào các công cụ làm việc như Google Docs và Zoom trước vụ sập mạng vẫn có thể tiếp tục sử dụng chúng, nhưng bất kỳ ai cần đăng nhập vào bằng email làm việc sẽ bị chặn ngay lập tức. Hôm qua, các kỹ sư Facebook đã được gửi đến các trung tâm dữ liệu của công ty tại Mỹ để tìm cách khắc phục sự cố. Nhìn chung, vấn đề này xảy ra trên phạm vi rất rộng. Dù chưa rõ cụ thể tại sao có rất nhiều người không thể tiếp cận các nền tảng khác của Facebook, thông tin DNS cho thấy, giống như vụ sập Slack vào tuần trước, vấn đề nằm ở DNS. Phó chủ tịch cấp cao của Cloudflare, Dane Knecht, cho biết các giao thức vector đường đi của Facebook - hay viết tắt là BGP, có chức năng giúp hệ thống mạng của công ty chọn đường hiệu quả nhất để truyền đi lưu lượng internet - đã đột ngột “biến mất khỏi internet”. Dù một số cho rằng hacker có nhúng tay vào vụ việc, hay thậm chí là có một cuộc biểu tình trong nội bộ công ty liên quan phiên điều trần trước Quốc hội, Facebook khẳng định vấn đề nằm ở một lỗi xảy ra trong quá trình bảo trì định kỳ. Tham khảo: TheVerge
Đánh giá tai nghe Sony LinkBuds Open: Một cách tiếp cận mới mẻ về âm thanh mở