dangkhoabg1997
Pearl
Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng mạng 5G của các công ty viễn thông Trung Quốc đã giảm 25% trong nửa đầu năm qua. Trước đó, các chuyên gia dự đoán đây sẽ là lúc ngành công nghiệp viễn thông dồn lực xây dựng các hệ thống Internet thế hệ mới.
Sự sụt giảm này đã phần nào phản ánh tác động của tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, làm ảnh hưởng đến nguồn cung thiết bị cũng như nỗ lực phát triển của nhà cung cấp dịch vụ.
Tại buổi báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm hôm 19/8, nhà mạng China Unicom đã chỉ ra rằng ngân sách đầu tư của họ giảm 45% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 14,28 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,2 tỷ USD) cho danh mục xây dựng hạ tầng 5G. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ chọn cách chia sẻ nguồn lực cho nhau.
Theo đó, Chủ tịch China Unicom Wang Xiaochu đã đề cập đến thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng với nhà mạng China Telecom mà ông cho rằng “mang lại nhiều lợi ích hợp tác”.
Thống kê cho thấy tổng vốn đầu tư hạ tầng 5G của các nhà mạng trực thuộc chính phủ Trung Quốc gồm China Unicom, China Telecom, China Mobile và China Tower đạt 137,65 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn so với 184,23 tỷ nhân dân tệ của cùng kỳ năm trước, vốn là thời điểm Covid-19 hoành hành làm gián đoạn quá trình xây dựng.
Đi theo triết lý “đồng xây dựng, đồng chia sẻ”, hai nhà mạng là China Unicom và China Telecom đã cùng tạo dựng cơ sở hạ tầng 5G, nhờ đó tiết kiệm được hơn 86 tỷ nhân dân tệ kể từ năm 2019, Chủ tịch China Telecom Ke Ruiwen cho biết.
Bộ đôi này còn mở rộng chia sẻ cơ sở mạng 4G hiện có, điều này đã giúp họ tiết kiệm được hơn 24 tỷ nhân dân tệ. Việc giảm chi tiêu của China Telecom là một phần của hệ quả thiếu vi mạch trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô và nhiều lĩnh vực tiên tiến khác.
Khoản vốn đầu tư trong nửa đầu năm của China Telecom giảm 37% so với năm 2020, xuống còn 27,01 tỷ nhân dân tệ. Nhưng với việc bù trừ khó khăn về nguồn cung, Phó chủ tịch điều hành Liu Guiqing cho biết công ty sẽ duy trì mức dự báo ban đầu là 87 tỷ nhân dân tệ cho chi tiêu cả năm.
Nikkei cho biết, China Mobile có thỏa thuận chia sẻ cơ sở hạ tầng của riêng mình với China Broadcasting Network, đơn vị trực thuộc công ty băng thông rộng được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn nhằm tăng cường cạnh tranh cho thị trường viễn thông với tư cách là nhà mạng 5G thứ tư trong nước.
Trung tâm hợp tác của hai công ty viễn thông nghiên cứu công nghệ sử dụng băng thông 700 MHz, cho phép truyền tín hiệu rộng hơn mà không đòi hỏi nhiều trạm phát sóng gốc.
Số liệu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết, nước này có 365 triệu thuê bao kết nối 5G đang hoạt động tính đến ngày 30/6, tăng 166 triệu so với hôm 31/12/2020. 6 tháng đầu năm, thị trường Trung Quốc có gần 75% số smartphone được bán ra có sẵn trang bị 5G, hãng thông tấn quốc gia Tân Hoa xã công bố.
Song vấn đề tốc độ triển khai 5G chậm lại còn ảnh hưởng đến gã khổng lồ công nghệ Huawei. Nhà sản xuất Trung Quốc cho biết doanh thu từ mảng kinh doanh mạng di động của họ đã giảm 14,2% trong nửa đầu năm 2021, xuống còn 136,9 tỷ nhân dân tệ.
Theo Nikkei
Tại buổi báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm hôm 19/8, nhà mạng China Unicom đã chỉ ra rằng ngân sách đầu tư của họ giảm 45% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 14,28 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,2 tỷ USD) cho danh mục xây dựng hạ tầng 5G. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ chọn cách chia sẻ nguồn lực cho nhau.
Theo đó, Chủ tịch China Unicom Wang Xiaochu đã đề cập đến thỏa thuận dùng chung cơ sở hạ tầng với nhà mạng China Telecom mà ông cho rằng “mang lại nhiều lợi ích hợp tác”.
Thống kê cho thấy tổng vốn đầu tư hạ tầng 5G của các nhà mạng trực thuộc chính phủ Trung Quốc gồm China Unicom, China Telecom, China Mobile và China Tower đạt 137,65 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn so với 184,23 tỷ nhân dân tệ của cùng kỳ năm trước, vốn là thời điểm Covid-19 hoành hành làm gián đoạn quá trình xây dựng.
Đi theo triết lý “đồng xây dựng, đồng chia sẻ”, hai nhà mạng là China Unicom và China Telecom đã cùng tạo dựng cơ sở hạ tầng 5G, nhờ đó tiết kiệm được hơn 86 tỷ nhân dân tệ kể từ năm 2019, Chủ tịch China Telecom Ke Ruiwen cho biết.
Bộ đôi này còn mở rộng chia sẻ cơ sở mạng 4G hiện có, điều này đã giúp họ tiết kiệm được hơn 24 tỷ nhân dân tệ. Việc giảm chi tiêu của China Telecom là một phần của hệ quả thiếu vi mạch trên toàn cầu, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô và nhiều lĩnh vực tiên tiến khác.
Nikkei cho biết, China Mobile có thỏa thuận chia sẻ cơ sở hạ tầng của riêng mình với China Broadcasting Network, đơn vị trực thuộc công ty băng thông rộng được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn nhằm tăng cường cạnh tranh cho thị trường viễn thông với tư cách là nhà mạng 5G thứ tư trong nước.
Trung tâm hợp tác của hai công ty viễn thông nghiên cứu công nghệ sử dụng băng thông 700 MHz, cho phép truyền tín hiệu rộng hơn mà không đòi hỏi nhiều trạm phát sóng gốc.
Số liệu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết, nước này có 365 triệu thuê bao kết nối 5G đang hoạt động tính đến ngày 30/6, tăng 166 triệu so với hôm 31/12/2020. 6 tháng đầu năm, thị trường Trung Quốc có gần 75% số smartphone được bán ra có sẵn trang bị 5G, hãng thông tấn quốc gia Tân Hoa xã công bố.
Song vấn đề tốc độ triển khai 5G chậm lại còn ảnh hưởng đến gã khổng lồ công nghệ Huawei. Nhà sản xuất Trung Quốc cho biết doanh thu từ mảng kinh doanh mạng di động của họ đã giảm 14,2% trong nửa đầu năm 2021, xuống còn 136,9 tỷ nhân dân tệ.
Theo Nikkei